Tại sao nhiều người học luật ra trường bị thất nghiệp?

(có 5 đánh giá)

Thống kê đến đầu tháng 9/2017, trên cả nước có khoảng 230.000 cử nhân, thạc sĩ đang trong tình trạng thất nghiệp, đáng báo động đó là tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp ở mức khá cao.

>> Sinh viên Luật mới ra trường tìm việc và những khó khăn

>> Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?

Ảnh minh họa - Nguồn: INTERNET


Cử nhân mới ra trường hoặc đã tốt nghiệp nhiều năm nhưng lại chưa có việc làm, thậm chí là thạc sĩ cũng chấp nhận làm trái ngành được đào tạo. Sự dư thừa về lao động có trình độ dẫn đến tình trạng hơn 100.000 cử nhân đang làm những công việc đơn giản, không yêu cầu bằng cấp đang là thực tế của thị trường lao động hiện nay.

Có vô số lý do khiến nhiều người học luật sau khi ra trường bị thất nghiệp

Nguyên nhân chính là ở giai đoạn bạn đang còn là sinh viên, còn đang ngồi trên ghế giảng đường. Ở giai đoạn này, nhiều bạn sau quãng thời gian “miệt mài kinh sử” ở thời phổ thông đã tự thưởng cho mình sự thong thả khi lên học Đại học, Cao đẳng.

Vì lý do đi học Đại học, Cao đẳng không có điểm danh, thầy cô cũng chẳng dò bài, kiểm tra mà chỉ có những bài kiểm tra định kỳ rồi tiểu luận, thuyết trình…Chính vì vậy nên nhiều bạn nảy sinh tâm lý lười biếng, lười đến lớp học nghe thầy cô giảng bài, lười học bài, chỉ đến ngày thi mới học rồi chỉ cầu mong cho qua môn. Bởi tin rằng chỉ cần qua môn là đủ, không cần cao, vì nhiều người đi trước cho rằng điểm số ở đại học không quan trọng. Đúng thật chúng không quan trọng lắm, nhưng cái cốt lõi bạn phải tự bản thân mình tích lũy đựơc đó chính là kiến thức.

Vừa thiếu kiến thức, điểm số lại không cao hơn mấy, hoặc có cao cũng chỉ là thành tích hư ảo. Tâm lý lười biếng vẫn đeo bám dai dẳng không tự chủ động đi thực tập hoặc tìm kiếm bất kỳ việc làm nào phục vụ cho mục đích tích lũy kiến thức, kinh nghiệm mình đã học được làm hành trang cho sau này đi làm.

Đi thực tập hoặc đi làm công việc phục vụ cho mục đích tích lũy kiến thức thì lại yêu cầu phải có lương hoặc có tiến trợ cấp…không có thì chê không chịu làm…

Và đầy những nguyên nhân mà xuất phát từ một chữ LƯỜI, thêm nữa là luôn vận trong mình suy nghĩ, KẺ LƯỜI LÀ NHỮNG KẺ THÔNG MINH. Thông minh thì chưa thấy nhưng trước mắt là thấy chữ THẤT NGHIỆP to tướng đang đợi phía trước.

Bởi vì chẳng có nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển những kẻ lười biếng, luôn ảo tưởng sức mạnh, cho mình là giỏi, cũng chẳng ai muốn tuyển những người chưa cho người khác thấy mình làm được những gì mà đã đòi hỏi điều kiện này, điều kiện kia. Thế là thất nghiệp vẫn cứ đeo bám dai dẳng.

Sinh viên luật cần làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp

Các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên Luật muốn không bị thất nghiệp thì hãy làm những điều sau đây:

– Thường xuyên đến lớp nghe thầy cô giảng bài, vì ít nhiều mình cũng tiếp thu được những kiến thức, về nhà thì đọc sách, nghiên cứu những điều mà thầy cô hướng dẫn mình, hoặc hỏi những anh chị đi trước để chỉ dẫn cho mình.

– Khoan vội mừng vì chỉ phải đi học và học bài, làm bài thôi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sắp xếp thời gian đi làm thêm, làm gì cũng đựơc miễn là không vi phạm pháp luật, lương không phải là điều kiện tiên quyết nhưng từ đó bạn sẽ học hỏi những thứ bên ngoài trường học của mình, những kỹ năng thực tế như thế nào.

– Đến cỡ năm 3 là bắt đầu xin đi thực tập được rồi, vào bất kỳ văn phòng luật, công ty hay cơ quan nào cũng được, không cần những người đó trả lương cho mình, nhưng chỉ cần người ta sai bảo mình làm, từ những công việc vặt vãnh nơi chốn công sở như pha trà, rót nước, photo, in ấn hay giao tài liệu giấy tờ….sẽ giúp bạn những kỹ năng thiết yếu sau này đi làm đấy.

– Cuối cùng, đừng quên cân đối, sắp xếp thời gian để vừa đi học, đi làm, đi thực tập và cả đi chơi trong quãng thời gian 4 năm đại học của mình nhé.

Khi tuổi đời còn trẻ thì kiến thức là thứ có thể học được, kỹ năng là thứ có thể luyện tập được. Nhưng tính cách và tinh thần là cái cần rất nhiều thời gian để vun đắp, nếu bạn thấy hình ảnh của mình ở đâu đó trên kia, hãy lên kế hoạch rèn luyện bản ngay hôm nay.

(có 5 đánh giá)
Học Luật Online
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
19.064 
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật