Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định thế nào?
Pháp luật quy định như thế nào về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động? Thời giờ nghỉ ngơi được đề cập ở đâu và nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định liên quan đến thời giờ nghỉ ngơi của lao động thì bị phạt bao nhiêu? câu hỏi của anh N (Hà Nội).
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động quy định thế nào?
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định tại Mục 2 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể bao gồm:
(1) Nghỉ trong giờ làm việc (Điều 109 Bộ luật Lao động 2019):
Theo đó, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Ngoài thời gian nghỉ nêu trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
(2) Nghỉ chuyển ca (Điều 110 Bộ luật Lao động 2019):
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
(3) Nghỉ hằng tuần (Điều 111 Bộ luật Lao động 2019):
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
(4) Nghỉ lễ, tết (Điều 112 Bộ luật Lao động 2019):
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
(5) Nghỉ hằng năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019):
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
(6) Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019):
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
(7) Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019):
- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Lưu ý: Thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt sẽ thực hiện như quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019.
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được nêu ở đâu?
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
...
Điều 118. Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
...
Như vậy, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động sẽ được đề cập tại hợp đồng lao động và nội quy lao động.
Xử lý vi phạm hành chính về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động?
Việc xử lý vi phạm hành chính về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
- Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
(3) Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc quy định thời giờ nghỉ ngơi.
Lưu ý: các mức phạt tiền kể trên áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân, với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
-
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước -
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 6 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải đáp ứng những yêu cầu gì? Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể thực hiện tống đạt hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hội Luật gia Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 3 ngày trước
-
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 3 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy trình tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự? Kỹ năng cần có để được tuyển dụng?
Cập nhật 3 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước