Thừa phát lại thuộc cơ quan nào? Điều kiện để trở thành Thừa phát lại
Thừa phát lại là gì và Thừa phát lại thuộc cơ quan nào, bài viết sẽ giải đáp quy định về Thừa phát lại theo quy định pháp luật hiện hành.
Thừa phát lại thuộc cơ quan nào? Điều kiện để trở thành Thừa phát lại (Hình ảnh từ Internet)
1. Thừa phát lại là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;
2. Công việc của Thừa phát lại
Cụ thể, tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì những công việc của Thừa phát lại bao gồm:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Những việc Thừa phát lại không được làm
Tại Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm bao gồm:
- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện để trở thành Thừa phát lại
Để trở thành Thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp 2013 và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
(Theo Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)
5. Thừa phát lại thuộc cơ quan nào?
Theo Điều 66 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm Chính phủ như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra về Thừa phát lại;
+ Bồi dưỡng, đào tạo nghề Thừa phát lại;
+ Ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại và có quyền bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
-
Những văn bản tố tụng nào phải được tống đạt, thông báo cho đương sự?
Cập nhật 3 ngày trước -
Tống đạt là gì? Người được tống đạt không phải mất phí trong trường hợp nào?
Cập nhật 21 ngày trước -
Cử nhân luật mới ra trường có thể tống đạt hồ sơ của tòa án không?
Cập nhật 28 ngày trước -
Thừa phát lại được tống đạt những tài liệu nào?
Cập nhật 2 tháng trước -
Quy trình bổ nhiệm Thừa phát lại hiện nay
Cập nhật 2 tháng trước -
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất 2024?
Cập nhật 16 giờ trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 100 công chức năm 2024
Cập nhật 1 ngày trước -
TPHCM tuyển dụng 19 công chức, viên chức theo Nghị định 140
Cập nhật 1 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 1 ngày trước -
Inc là gì? Sự khác nhau giữa Corp và Inc
Cập nhật 1 ngày trước -
Khám phá cách viết email xin thực tập cho sinh viên chi tiết nhất
Cập nhật 1 ngày trước
-
Tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 17 giờ trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Cập nhật 1 ngày trước -
Học thạc sĩ Luật có quan trọng không? Điều kiện học thạc sĩ Luật năm 2024 là gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Những trường Đại học có xét tuyển khối C năm 2024?
Cập nhật 2 ngày trước