Khi nào luật sư được chuyển giao vụ việc đã nhận cho luật sư khác làm thay?

(có 1 đánh giá)

Khi nào luật sư được chuyển giao vụ việc đã nhận cho luật sư khác làm thay?

Luật sư nhận vụ việc của khách hàng theo hình thức nào?

Theo Điều 26 Luật luật sư 2006 về thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được lập thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:

- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;

- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Khi nào luật sư được chuyển giao vụ việc đã nhận cho luật sư khác làm thay?

Khi nào luật sư được chuyển giao vụ việc đã nhận cho luật sư khác làm thay? (Hình từ Internet)

Khi nào luật sư được chuyển giao vụ việc đã nhận cho luật sư khác làm thay?

Theo nguyên tắc tại Điều 24 Luật luật sư 2006 về nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng:

- Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.

- Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

- Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, luật sư được chuyển giao vụ việc đã nhận cho luật sư khác khi được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.

Các quy định về phạm vi hành nghề luật sư

Theo Điều 22 Luật luật sư 2006, phạm vi hành nghề luật sư được quy định như sau:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tư vấn pháp luật.

- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.

Hình thức hành nghề của luật sư được quy định tại Điều 23 Luật luật sư 2006 sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012, theo đó, luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

- Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;

- Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật luật sư 2006 sửa đổi bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012.

Như vậy, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư. 

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Mai Xuân Hà
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.035 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Luật sư
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Luật sư