Thừa phát lại tuyển dụng: Công việc chính và quy trình làm việc của Thừa phát lại

(có 2 đánh giá)

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền thực hiện 04 chức năng và nhiệm vụ chính trong quy trình làm việc cụ thể như sau

Tống đạt văn bản thi hành án dân sự của tòa án

  • Thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ tống đạt văn bản. Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
  • Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình. Gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Lập vi bằng

  • Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
  • Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
  • Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
  • Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Nội dung chủ yếu của vi bằng có các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
  • Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Công việc chính và quy trình làm việc của Thừa phát lại

Công việc chính và quy trình làm việc của Thừa phát lại

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

  • Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
  • Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.
  • Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án
  • Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự
  • Thời gian thực hiện việc xác minh;
  • Nghĩa vụ của các bên;
  • Chi phí xác minh…

Trực tiếp thi hành bản án theo yêu cầu của đương sự

  • Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại. Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
  • Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Trường hợp trong Nghị định không quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
(có 2 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.603 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Thừa phát lại hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Thừa phát lại
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Thừa phát lại hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Thừa phát lại