Từ vụ nữ sinh tự tử ở An Giang vì uất ức đến chuyện nhà trường khiển trách kỷ luật học sinh sao cho đúng luật
Nhiều ngày qua thông tin nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử bất thành và để lại bức thư tuyệt mệnh gây xôn xao dư luận. Cho rằng mình nhà trường bôi xấu làm ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân và giải thoát để chứng minh mình không sai nên Y đã quyết định tự tử trong nhà vệ sinh trường. Từ chuyện bức xúc gây hệ lụy nghiêm trọng tâm sinh lý của học sinh đến việc nhà trường khiển trách, kỷ luật học sinh sao cho đúng luật
Tóm tắt vụ việc
Trước đó ngày 30-11, em Y. được phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh trường và để lại thư tuyệt mệnh. Em Y. cho biết là muốn tự tử do bị nhà trường bạo lực tinh thần khi xử lý kỷ luật em không đúng, nêu tên em dưới cờ khiến em bị ức chế.
Theo lời kể của Y cô giáo hay đập bàn và lớn tiếng khi nói chuyện với em nhưng khi gặp gia đình lại thay đổi thái độ. Chính vì vậy, gia đình đã yêu cầu Y. xin lỗi và nhận sai. Sợ không ai tin mình, Y. đã dùng điện thoại ghi âm để làm bằng chứng.
Sau đó, Y. cho biết, ở trong lớp Y. bị tách khỏi các bạn hay trò chuyện cùng mình. Bên cạnh đó, cô giáo chủ nhiệm thỉnh thoảng lên lớp nói dạng ám chỉ có một bạn trong lớp gây ảnh hưởng mất đoàn kết.
Cảm thấy uất ức, Y. đã về nhà nói với ba mẹ để lên làm việc với thầy hiệu trưởng nhưng sau khi trình bày lý do, thầy yêu cầu em viết bản cam kết, cuối năm phải là học sinh giỏi.
“Sau đó vài ngày, khi đi học cô hiệu phó hỏi sao em không viết kiểm điểm nhưng em không biết em đã làm gì sai. Em hỏi lại thì cô la lớn là em đã ghi âm giáo viên rồi bỏ đi”, Y kể lại.
Đến tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối tuần, Y được cô giáo phát tờ thông báo kỷ luật vì ghi âm giáo viên và gây hiểu nhầm trong quan hệ nhà trường và gia đình vì phản ánh không đúng sự thật, dù gia đình nhận ra lỗi của Y. nhưng Y thì ngược lại. Đồng thời, cô giáo còn yêu cầu em viết bản tự kiểm điểm để đọc trước toàn trường trong giờ chào cờ vào thứ 2.
Vì lo lắng ức chế tinh thần nên Y đã tìm đến cái chết để chứng minh mình không sai.
Sau khi sự việc xảy ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang (GD&ĐT) đã vào cuộc xác minh làm rõ và chỉ ra nhiều sai phạm của lãnh đạo, giáo viên trường. Cụ thể trường có hình thức phê bình, kỷ luật học sinh không đúng với quy định của ngành. Lãnh đạo trường đã nêu họ tên học sinh có vi phạm nội quy trường dưới cờ, làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy.
Vụ việc nữ sinh tự tử ở An Giang
Pháp luật quy định
Hiện nay Thông tư 32/2020/BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đã quy định tại khoản 2 điều 38 về việc học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, khác với quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BGDDT ban hành trước đó việc “phê bình học sinh trước lớp, trước trường” đã không còn được cho phép. Việc bỏ hình thức kỷ luật phê bình trước lớp, trước trường phần nào thể hiện sự tiến bộ, thay đổi trong tư duy giáo dục. Giúp học sinh cảm nhận được tình thương và sự quan tâm, tôn trọng các em của thầy cô.
Thêm vào đó điều 31 tại Thông tư 32/2020/BGDĐT cũng quy định:
“Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau đây:
…
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.”
Như vậy, việc nhà trường bêu tên đích danh học sinh dưới cờ là trái với quy định của pháp luật hay nặng hơn đó là hành động nhục mạ học sinh, giáo viên có những lời nói không hay đả kích em Y cũng là hành động không đáng có của nghề giáo.
Hiện tại gia đình Y đã làm đơn tố cáo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Mọi thông tin sẽ được cơ quan chức năng điều tra và phán quyết.
-
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 100 công chức năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
TPHCM tuyển dụng 19 công chức, viên chức theo Nghị định 140
Cập nhật 3 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 3 ngày trước -
Inc là gì? Sự khác nhau giữa Corp và Inc
Cập nhật 3 ngày trước -
Khám phá cách viết email xin thực tập cho sinh viên chi tiết nhất
Cập nhật 3 ngày trước
-
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 2 giờ trước -
Tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Cập nhật 3 ngày trước -
Học thạc sĩ Luật có quan trọng không? Điều kiện học thạc sĩ Luật năm 2024 là gì?
Cập nhật 3 ngày trước