Văn phòng công chứng là gì? Giữa Văn phòng công chứng và Phòng công chứng có sự khác nhau như thế nào?

(có 4 đánh giá)

Cho tôi hỏi, Văn phòng công chứng là gì? Sự khác nhau giữa Văn phòng công chứng và Phòng công chứng như thế nào? Trường hợp được cấp giấy đăng ký hoạt động thì Văn phòng công chứng và Phòng công chứng có phải đăng báo không? (Trà My tại Đồng Tháp)

Văn phòng công chứng là gì?

Theo Luật Công chứng 2014 thì:

Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng.

Hoạt động của văn phòng công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Việc công chứng này sẽ do công chứng viên, người có đủ tiêu chuẩn được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

...

Văn phòng công chứng và phòng công chứng khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa Văn phòng công chứng và Phòng công chứng có thể xem xét qua một số nội dung như sau:

 Văn phòng công chứngPhòng công chứng
Phạm vi điều chỉnh

+ Luật Công chứng 2014;

+ Luật Doanh nghiệp 2020 (vì Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình công ty hợp danh).

Luật Công chứng 2014.
Hình thức - thành lập

+ Là công ty hợp danh, có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên;

+ Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn;

+ Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác;

+ Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh;

+ Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
(Khoản 1, khoản 4 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Luật Công chứng 2014)

+ Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

+ Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

+ Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
(Khoản 1, khoản 2 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Luật Công chứng 2014)

Người đại diện

+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng.

+ Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
(Khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014)

+ Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng.

+ Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
(Khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014)

Tên gọi

Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014)

Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
(Khoản 3 Điều 19 Luật Công chứng 2014)

Được cấp giấy đăng ký hoạt động thì Văn phòng công chứng và Phòng công chứng có phải đăng báo không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

“Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;

b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng;

c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.

...

Tại khoản 2 Điều 20 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Thành lập Phòng công chứng

...

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;

b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.

3. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 26 Luật Công chứng 2014 trên.

Còn đối với Phòng công chứng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung tại khoản 2 Điều 20 Luật Công chứng 2014 nêu trên.

Tìm kiếm việc làm Công chứng tại Nhân Lực Ngành Luật

Việc làm Công chứng

(có 4 đánh giá)
Mai Hoàng Trúc Linh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.398 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm công chứng viên
Click vào đây để xem danh sách Việc làm công chứng viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm công chứng viên