Ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bao nhiêu thành viên? Ban kỷ luật được ban hành quyết định kỷ luật dưới hình thức nào?

(có 1 đánh giá)

Tôi đang tìm hiểu về Bộ phận Pháp chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Cho tôi hỏi, Ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bao nhiêu thành viên? Thành viên Ban kỷ luật Liên đoàn có thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn không? Câu hỏi của anh Minh ở Đồng Tháp.

Ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bao nhiêu thành viên?

Theo điểm đ khoản 1 Điều 20 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định thì bộ phận Pháp chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bao gồm Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại do BCH bổ nhiệm, hoạt động độc lập theo Điều lệ và Quy chế của Liên đoàn.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 59 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về Ban Kỷ luật như sau:

Bộ phận Pháp chế

Bộ phận Pháp chế gồm: Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại.

1. Ban Kỷ luật:

a) Ban Kỷ luật gồm 05 (năm) Ủy viên, trong đó có 01 (một) Trưởng ban và 01 (một) Phó Trưởng ban. Danh sách Uỷ viên Ban Kỷ luật do Ban Chấp hành quyết định. Quy chế tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kỷ luật do Ban Chấp hành ban hành, theo quy định của Điều lệ Liên đoàn;

...”

Theo quy định trên, Ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm 05 Ủy viên, trong đó có 01 Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban.

Ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bao nhiêu thành viên?

Ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bao nhiêu thành viên?  (Hình từ Internet)

Ban kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được ban hành quyết định kỷ luật bằng những hình thức nào?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 59 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nhiệm vụ của Ban Kỷ luật như sau:

Bộ phận Pháp chế

Bộ phận Pháp chế gồm: Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại.

1. Ban Kỷ luật:

...

c) Nhiệm vụ của Ban Kỷ luật:

- Áp dụng những biện pháp kỷ luật cần thiết đối với cá nhân và thành viên vi phạm Điều lệ và các quy định của LĐBĐVN và các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên;

- Ban hành quyết định kỷ luật dưới mọi hình thức trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan khác theo Điều lệ này và các quy định có liên quan.

...”

Theo đó, nhiệm vụ của Ban kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được quy định cụ thể trên.

Như vậy, Ban kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được ban hành quyết định kỷ luật dưới mọi hình thức trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan khác theo Điều lệ này và các quy định có liên quan.

Thành viên Ban kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn không?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về cơ cấu Ban Chấp hành như sau:

Cơ cấu Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành bao gồm 23 Uỷ viên trong đó có: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 19 Ủy viên.

2. Các Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Đại hội bầu ra. Mỗi ứng cử viên ứng cử Ban Chấp hành phải được ít nhất một thành viên đề cử bằng văn bản.

3. Nhiệm kỳ của các Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là 04 (bốn) năm. Những người này có thể được tái cử khi được tín nhiệm.

4. Ủy viên Ban Chấp hành phải là người hoạt động tích cực trong bóng đá, tuyệt đối không phạm pháp trước đó và phải có quốc tịch Việt Nam.

5. Đơn ứng cử, đề cử phải được gửi về Ban Tổng Thư ký của LĐBĐVN ít nhất 40 ngày trước khi diễn ra Đại hội. Danh sách chính thức các ứng cử viên bầu vào BCH sẽ được chuyển tới các thành viên của LĐBĐVN cùng với chương trình Đại hội ít nhất 30 ngày trước khi diễn ra Đại hội.

6. Ủy viên Ban Chấp hành không được là thành viên của Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại.

7. Uỷ viên Ban Chấp hành vắng mặt 02 (hai) lần liên tiếp trong các cuộc họp của Ban Chấp hành mà không có lý do chính đáng sẽ bị miễn nhiệm khỏi Ban Chấp hành. Quyết định khai trừ cuối cùng sẽ do Đại hội quyết định dựa theo Điều 37 của Điều lệ này.

8. Uỷ viên Ban Chấp hành muốn ra khỏi BCH phải nộp đơn cho Ban Chấp hành. Việc ra khỏi BCH chỉ có hiệu lực sau khi Ủy viên đó giao lại toàn bộ công việc, các nguồn tài chính và cơ sở vật chất mà người đó chịu trách nhiệm quản lý cho một cá nhân hoặc một tổ chức được Ban Chấp hành chỉ định.

9. Nếu một vị trí bị khuyết, Ban Chấp hành sẽ phân công người đảm nhiệm công việc của vị trí đó cho đến kỳ Đại hội tiếp theo, khi đó bầu người thay thế trong phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ.”

Như vậy, thành viên Ban kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn.

(có 1 đánh giá)
Mai Hoàng Trúc Linh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.267