Các phương thức tuyển sinh đại học 2022 và những điều thí sinh cần lưu ý
Mùa tuyển sinh năm 2022 ghi nhận sự đổi mới trong phương thức tuyển sinh của hầu hết các trường. Hiện tại có rất nhiều phương thức tuyển sinh năm nay được các trường sử dụng.

>> Tư vấn tuyển sinh 2022: Những thông tin cần biết khi chọn ngành luật
>> Phương án tuyển sinh ngành luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2022 (cập nhật...)
1. Các phương thức xét tuyển đại học 2022
Tính đến thời điểm hiện tại, có đến hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng. Các phương thức gồm:
- Xét tuyển thẳng
- Ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GĐĐT và quy định của trường
- Xét tuyển học sinh giỏi
- Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá tư duy
- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) theo tổ hợp môn
- Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn
- Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ
- Xét tuyển bằng học bạ kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu…
Trong đó không ít trường đồng thời áp dụng đến 6, 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển riêng. Điều này khiến không ít phụ huynh, thí sinh băn khoăn trước khi quyết định lựa chọn xét tuyển đại học theo phương thức nào.
2. Tại sao các trường lại công bố nhiều phương thức tuyển sinh?
Những năm gần đây, các trường đại học đưa ra rất nhiều phương thức xét tuyển, đây là điều thuận lợi cho các em học sinh.
Việc đa dạng các phương thức xét tuyển được nhiều thầy cô ví như việc chúng ta có nhiều cánh cửa đi vào cùng 1 khu vực. Mỗi cánh cửa có rào cản khác nhau, vị trí địa lí, độ rộng cao thấp. Có nhiều người vào được cánh cửa này nhưng không vào được bằng cách cửa khác.
Việc có nhiều phương thức xét tuyển là phù hợp với xu thế hiện nay và đánh giá được năng lực của người học thông qua nhiều góc độ.
3. Thí sinh cần lưu ý điều gì?
- Khi lựa chọn trường các thí sinh cần tìm hiểu kỹ bởi mỗi phương thức có ngưỡng đảm bảo chất lượng khác nhau, cách thức tính điểm khác nhau. Sau đó, dựa vào những kết quả, chứng chỉ mà mình đang có, tận dụng thế mạnh của mình, lựa chọn phương thức phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường, các ngành mà thí sinh mong muốn.
- Ngoài ra là nếu không trúng tuyển trong đợt xét tuyển đầu tiên, các thí sinh vẫn kiên nhẫn đăng ký xét tuyển theo hình thức này trong các đợt tiếp theo.
- Luôn theo dõi sát thông tin tuyển sinh của trường mà mình yêu thích
- Tận dụng tối đa các nguyện vọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước