Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở nào?
Hiện nay, chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Nhàn ở Long Thành.

Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định như sau:
“Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.”
Căn cứ theo quy định trên cũng như quy định về chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị được quy định tại các Chương II, III của Luật này thì chính quyền địa phương gồm những cơ quan sau:
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm:
+ Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND tỉnh và UBND tỉnh.
+ Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND huyện và UBND huyện.
+ Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND xã và UBND xã.
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm:
+ Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND thành phố trực thuộc trung ương và UBND thành phố trực thuộc trung ương.
+ Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm có HĐND quận và UBND quận.
+ Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
+ Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Cấp chính quyền địa phương ở phường gồm có HĐND phường và UBND phường.
+ Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND thị trấn và UBND thị trấn.
Chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
“Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.
…”
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc nào?
Tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
- Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
- Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh;
Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
- Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp.
Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
Tags:
Chính quyền địa phương tổ chức chính quyền địa phương nhiệm vụ phân định thẩm quyền Quốc hội quản lý nhà nước Chính phủ chính quyền địa phương các cấp-
Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 7 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 6 ngày trước -
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?
Cập nhật 6 ngày trước -
Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất?
Cập nhật 4 giờ trước -
Luật sư sao chụp tài liệu vụ án hình sự có thể phải trả 1.500 đồng/trang A4?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục giải thể như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager
Cập nhật 2 ngày trước -
Hồ sơ đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước