Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là chức danh gì? Yêu cầu về trình độ?

(có 3 đánh giá)

Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là chức danh gì? Yêu cầu về trình độ đối với chức danh này? Công việc cụ thể liên quan đến việc xây dựng văn bản của ví này là gì và quyền hạn cụ thể? câu hỏi của anh N (Huế).

Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là chức danh gì?

Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV có đề cập vị trí này như sau:

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về pháp chế; chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.

nêu Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là người tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về pháp chế.

Ngoài ra, Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn có trách nhiệm chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.

Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là chức danh gì? Yêu cầu về trình độ?

Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập là chức danh gì? Yêu cầu về trình độ? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập?

Cũng tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV có đề cập vị trí này cần có trình độ như sau:

Trình độ đào tạo

Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật.

Kiến thức bổ trợ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Không yêu cầu

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Chịu được áp lực trong công việc.

- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập có các công việc gì liên quan đến xây dựng văn bản?

Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì vị trí này sẽ tham gia quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án, cụ thể:

Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực pháp chế hoặc của địa phương.

Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập có các quyền hạn nào?

Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại STT 2 Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì vị trí này có các quyền hạn cụ thể sau:

4- Phạm vi quyền hạn

4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.

4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.

Như vậy, Chuyên viên về pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập có các quyền hạn cụ thể sau:

- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.

- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.

(có 3 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.160