Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024?

(có 2 đánh giá)

Ngày 18/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trong đó có đề cập về Ngạch pháp chế viên.

Quy định về ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024 được đề cập thế nào?

Ngày 18/05/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP(có hiệu lực từ 02/07/2024) sửa đổi Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trong đó có đề cập về ngạch pháp chế viên.

Cụ thể, tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ đã quy định: "Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quản lý, sử dụng công chức thực hiện công tác pháp chế có trách nhiệm rà soát, xét chuyển ngạch cho công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch Pháp chế viên tương ứng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức".

Trong đó: Pháp chế viên được hiểu là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật và ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp (Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch pháp chế viên từ ngày 02/7/2024 được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP, cụ thể:

(i) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;

(ii) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm;

- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

(iii) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm;

- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

(iv) Tiêu chuẩn của người đứng đầu tổ chức pháp chế:

Người đứng đầu Vụ hoặc Cục hoặc Ban thực hiện công tác pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương phải đáp ứng:

- Các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước;

- Các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này;

- Đã được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.

Người đứng đầu Phòng hoặc tương tương thực hiện công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng:

- Các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước;

- Các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này;

- Đã được bổ nhiệm ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 01 (một) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.

Lưu ý: Trường hợp luân chuyển, điều động người đứng đầu tổ chức, đơn vị khác sang giữ vị trí người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người được luân chuyển, điều động phải đáp ứng:

- Các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của công tác pháp chế.

+ Trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật trở lên thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được luân chuyển, điều động, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế.

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về công tác pháp chế quy định ra sao?

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về công tác pháp chế được quy định tại Điều 13 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 56/2024/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 56/2024/NĐ-CP, cụ thể gồm:

(i) Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác pháp chế trong phạm vi cả nước.

(ii) Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác pháp chế;

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác pháp chế;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch triển khai công tác pháp chế;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác pháp chế;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế; tổ chức sinh hoạt pháp chế;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra công tác pháp chế trong phạm vi ngành lĩnh vực quản lý;

- Phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện công tác pháp chế.

(có 2 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.166 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp chế
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp chế
Việc làm mới nhất