Đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc? Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân để bảo vệ, nhận diện thương hiệu của mình. Câu chuyện Tam Mao TV bỗng nhiên bị đơn vị khác đăng ký mất bản quyền thương hiệu của mình thời gian qua chắc không còn quá xa lại đối với mọi người. Vậy đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc? Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là gì?
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu gồm một số phân nhóm đặc biệt như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.
- Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định.
Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân và không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật định.
- Tính bắt buộc trong việc đăng ký nhãn hiệu xuất phát từ vị trí, định vị của nhãn hiệu đó trên thị trường. Người chủ sở hữu nhãn hiệu phải nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích việc nhãn hiệu mình được đăng ký bảo hộ.
Tại sao các doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu?
- Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phải làm rõ chức năng, lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Đây được xem là chức năng quan trọng hàng đầu của nhãn hiệu. Khi nhìn vào nhãn hiệu, khách hàng có khả năng nhận diện được nhãn hiệu đó là của đơn vị nào, sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đó là gì. Khi nhãn hiệu hàng hóa đã tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng đến một mức độ nào đó có thể trở thành một thương hiệu. Chẳng hạn, nói đến OMO mọi người đều hiểu đó là sản phẩm bột giặt; VINAMILK là nói đến các sản phẩm sữa; VIETTEL là nói đến dịch vụ viễn thông…
Đăng ký nhãn hiệu để phát triển thương hiệu
- Mục tiêu phấn đấu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh chính là mang sản phẩm, dịch vụ của mình đến được với nhiều người tiêu dùng nhất, để khách hàng biết, nhớ đến, sử dụng và sử dụng thường xuyên sản phẩm, dịch vụ của mình. Và để thực hiện được mục tiêu này, việc xây dựng nhãn hiệu chính là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu và là bước đầu cho quá trình xây dựng một thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng.
Nhãn hiệu được đăng ký giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu
- Khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa của mình, họ sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý. Theo đó, họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.
- Khi nhãn hiệu được đăng ký và được bảo hộ, nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn; chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Yêu cầu bên vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định; Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Các chức năng khác của việc đăng ký nhãn hiệu
- Nhãn hiệu còn có nhiều chức năng khác như: thể hiện sự cam kết chất lượng; chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo thương hiệu; kiểm tra và tổ chức thị trường; thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất; khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp; góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
- Chính bởi có nhiều chức năng, lợi ích như vậy nên việc đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước để nhãn hiệu được bảo hộ là hoạt động hết sức cần thiết đối với mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
Việc làm mới nhất
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước -
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 6 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải đáp ứng những yêu cầu gì? Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể thực hiện tống đạt hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hội Luật gia Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 3 ngày trước
Bài viết mới
-
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 3 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy trình tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự? Kỹ năng cần có để được tuyển dụng?
Cập nhật 3 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước