Điều kiện để người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội
Trong một số trường hợp nhất định, người cao tuổi không thuộc diện lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì được hưởng trợ cấp xã hội.
Điều kiện để người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội
Luật Người cao tuổi 2009 quy định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì người cao tuổi thuộc các trường hợp sau sẽ được nhận trợ cấp xã hội:
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Mức trợ cấp xã hội cho người cao tuổi đủ điều kiện nhận trợ cấp
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2013NĐ-CP cụ thể như sau:
Người đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức trợ cấp xã hội là 405.000 đồng/tháng;
Người đủ 80 tuổi trở thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức trợ cấp xã hội là 540.000 đồng/tháng;
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức trợ cấp xã hội là 270.000 đồng/tháng;
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì mức trợ cấp xã hội là 810.000 đồng/tháng.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi sẽ khác nhau.
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước