Gây án giết người khi đang bị bệnh tâm thần thì có phải chịu trách nhiệm hình sự và bắt buộc phải chữa bệnh hay không?
Tôi có một thắc mắc về trường hợp người bị bệnh tâm thần giết người. Trường hợp họ giết người khi mắc bệnh tâm thần thì có phải chịu trách nhiệm hình sự và bắt buộc phải chữa bệnh hay không? Xin thông tin, cảm ơn. (Huyền Thương - Vĩnh Long)

Gây án giết người khi đang bị bệnh tâm thần thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
“Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Giết người là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một tội phạm quy định tại Điều 123 Bộ luật này. Người nào giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Tuy nhiên như quy định trên có nêu thì người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tương tự, người nào giết người khi đang mắc bệnh tâm thần thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự do trường hợp này người có hành vi giết người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Giết người khi đang bị bệnh tâm thần thì có bắt buộc phải chữa bệnh hay không?
Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
“Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
…”
Theo quy định này thì những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Việc một người giết người khi đang mắc bệnh tâm thần thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh, chứ không mang tính chất bắt buộc người này phải chữa bệnh (do Viện kiểm sát hoặc Tòa án xem xét quyết định tùy trường hợp cụ thể nếu xét thấy cần thiết thì sẽ bắt buộc họ phải chữa bệnh).
Phạm tội giết người khi đang bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự? (Hình từ internet)
Người mắc bệnh tâm thần được xem là mất năng lực hành vi dân sự khi nào?
Theo Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc mất năng lực hành vi dân sự:
“Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
…”
Theo như quy định trên thì khi một người bị bệnh tâm thần không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Như vậy có thể hiểu rằng một người bị bệnh tâm thần, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi nữa thì chỉ được xem là bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án (trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần).
Một người dù bị bệnh tâm thần hay mắc bệnh gì khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì không mặc nhiên mất năng lực hành vi dân sự nếu chưa có quyết định của Tòa án.
-
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 2 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Cách phân biệt công ty luật và công ty thông thường
Cập nhật 15 giờ trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Văn phòng Chính phủ tuyển dụng công chức năm 2023 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP
Cập nhật 21 giờ trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước