Giảng viên là gì? Những việc làm giảng viên phổ biến hiện nay

(có 1 đánh giá)

Giảng viên trong các trường cao đẳng đại học được quy định thế nào? Những việc làm giảng viên phổ biến hiện nay?

Giảng viên là gì? Những việc làm giảng viên phổ biến hiện nay

Những việc làm giảng viên phổ biến hiện nay (Hình từ internet)

Giảng viên là gì?

Theo Luật Giáo dục đại học 2012, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để pháttriển các ngành đào tạo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành/giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Giảng viên ngành luật

Giảng viên ngành luật là người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học có đào tạo chuyên ngành luật.

Giảng viên ngành luật tại các trường cao đẳng, đại học sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ chính gồm:

- Giảng dạy:

Giảng viên phải lên kập kế hoạch giảng dạy, thiết kế tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình.

Trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho sinh viên.

Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên và rút ra kinh nghiệm giảng dạy của mình.

- Nghiên cứu khoa học:

Tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy.

Tham gia viết bài đăng trên tạp chí về pháp lý, chuyên đề giảng dạy, viết báo cáo giải trình.

Tham gia bàn luận trong những hội thảo chiến lực về pháp lý.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ:

Giảng viên luật phải luôn nâng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức và các kỹ năng hỗ trợ khác để nâng cao hiệu suất giảng dạy. Bởi lẽ ngành luật nói chung và mỗi chuyên ngành nói riêng đều yêu cầu rất cao về sự đầu tư nghiên cứu. 

Mỗi trường sẽ có các quy định riêng về điều kiện dành cho giảng viên. Tuy nhiên, với ngành luật, muốn trở thành giảng viên phải đáp ứng đủ một số điều kiện chung dưới đây:

+ Có bằng Thạc sĩ ngành Luật trở lên.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

+ Trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

Những việc làm giảng viên đang hot hiện nay

Giảng viên cơ hữu

Theo Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT có thể hiểu giảng viên cơ hữu là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.

Giảng viên thỉnh giảng

Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019 đến giảng dạy.

Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

- Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 Luật giáo dục 2019. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

- Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.

(có 1 đánh giá)
Dương Châu Thanh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.412