Kế toán viên cao cấp là công chức hay viên chức? Cử nhân luật có được làm kế toán viên cao cấp không?

(có 1 đánh giá)

Em ơi cho anh hỏi: Kế toán viên cao cấp là công chức hay viên chức? Và cử nhân luật thì có được làm kế toán viên cao cấp không em? Tư vấn giúp anh vấn đề này nhé! Cảm ơn em! Đây là câu hỏi của anh T.B đến từ Nghệ An.

Kế toán viên cao cấp là công chức hay viên chức?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định như sau:

Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)

1. Chức trách

Kế toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.

...”

Theo đó, kế toán viên cao cấp là công chức.

Là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.

Kế toán viên cao cấp có những nhiệm vụ sau:

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, kế toán; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;

- Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;

- Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán;

- Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, kiểm tra nghiệp vụ kế toán;

- Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ; sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Kế toán viên cao cấp là công chức hay viên chức? Cử nhân luật có được làm kế toán viên cao cấp không?

Kế toán viên cao cấp là công chức hay viên chức? Cử nhân luật có được làm kế toán viên cao cấp không? (Hình từ Internet)

Cử nhân luật có được làm kế toán viên cao cấp không?

Để trở thành kế toán viên cao cấp thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định như sau:

(1) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;

- Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;

- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;

- Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

Như vậy có thể thấy để trở thành kế toán viên cap cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính. Do đó, người có bằng cử nhân luật không đủ điều kiện trở thành kế toán viên cao cấp.

Mức lương của kế toán viên cao cấp làm việc tại các cơ quan nhà nước hiện tại là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC, ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.

Lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:

Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Trong đó:

- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).

- Hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 2, Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP).

Theo đó, mức lương đối với kế toán viên cao cấp được xác định như sau:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/010424/luong-1.jpg

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Nhật Vy
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.533 
Việc làm mới nhất