Không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

Hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia lao động. Nhưng có nhiều công ty chủ doanh nghiệp cố tình làm chậm quá trình ký HĐLĐ cũng như không đóng BHXH cho NLĐ. Những trường hợp trên thì phải xử lý như thế nào?

Không ký hợp đồng lao động

BLLĐ 2019 (có hiệu lực 01/01/2021) quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Vì vậy, nếu vi phạm như không giao kết HĐLĐ thì NSDLĐ sẽ bị phạt hành căn cứ theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 8 trong quy định nêu rõ: “Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:

Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động;

Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động;

...”

Mức phạt theo số lượng vi phạm đối với NLĐ từ 2 – 5 triệu đối với vi phạm 1 đến người lao động cho đến mức phạt cao nhất là 20 – 25 triệu đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên

Không đóng bảo hiểm xã hội

Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.552