Năm 2023, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu?
Tôi có thắc mắc liên quan đến mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cho tôi hỏi mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu? Câu hỏi của chị Hoàng Oanh ở TP.HCM.

- Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu?
- Mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu?
- Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì việc đóng bảo hiểm xã hội được xác định thế nào?
Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 2 Điều 1 Quyết định 948/QĐ-BHXH năm 2023 về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
...”
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
“Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...”
Theo quy định trên, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Với mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được xác định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng.
Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng.
Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng.
Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương khác (theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, lương khoán) thì mức lương đang trả theo các hình thức trả lương này quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.
Năm 2023, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
...”
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
“Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.”
Theo đó, mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 đối với người lao động làm việc ngoài công lập là 20 tháng lương cơ sở (36.000.000 đồng).
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì việc đóng bảo hiểm xã hội được xác định thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
...”
Như vậy, trường hợp người lao động làm việc ngoài công lập giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Tags:
bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm xã hội mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội người lao động người lao động làm việc ngoài công lập-
Cách tính lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Có được đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ phép không theo quy định mới nhất?
Cập nhật 23 ngày trước -
Người lao động thoả thuận không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với công ty có bị xử phạt không?
Cập nhật 31 ngày trước -
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất trong năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật 6 tháng trước
-
Các vị trí trong công ty Luật hiện nay
Cập nhật 6 ngày trước -
Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?
Cập nhật 2 ngày trước -
Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa được quy định như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn thủ tục rút hồ sơ đại học
Cập nhật 7 ngày trước -
Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan nào là lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn?
Cập nhật 3 ngày trước -
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu và thời gian thử việc có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Cập nhật 3 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 22 phút trước -
Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Cập nhật 40 phút trước -
Công ty có được quyền giữ lương của người lao động hay không?
Cập nhật 23 giờ trước -
Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cách tính lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước