Ngoại tình với người đã có vợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Chắc hẳn sẽ không cần nói nhiều về drama "anh em họ nương tựa nhau" nữa ha. Nhưng với góc nhìn của dân luật thì hóng phốt cũng phải tư duy đúng không nào. Vậy nếu thông tin ca sĩ genz nữ cặp kè đại gia đã có vợ là thật thì cô bị xử lý ra sao? Ngược lại, nếu thông tin trên là bịa đặt, người đăng tin có bị xử lý? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.
>> Ngoại tình với người đồng giới, pháp luật có xử lý hay không?.
>> Tuesday, Trà xanh sẽ bị pháp luật "trừng trị" ra sao?
Pháp luật Việt Nam quy định chế độ hôn nhân là "Một vợ, một chồng". Theo đó, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sổng như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì được xem là đang vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Hành vi này theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000-3.000.000 đồng.
Thêm nữa, nếu hành vi trên thuộc các tình tiết như làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn tới ly hôn; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong 2 bên tự sát, hoặc đã có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng nhưng vẫn duy trì mối quan hệ thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt cao nhất là 1 năm tù giam.
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều các cặp đôi ngoại tình là thật nhưng việc xử lý họ là điều không đơn giản. Đơn cử như việc xác định mối quan hệ, các bằng chứng chứng minh hay thậm chí những hình ảnh, cử chỉ của người ngoại tình chỉ là ôm, hôn, mối quan hệ lén lút, ngoài luồng chứ không công khai ở chung, sống chung không có căn cứ xác định thì cũng khó có thể xử phạt hoặc xử lý hình sự với những người này.
Vậy nếu tin đồn nổ ra là thông tin sai sự thật thì sao?
Hành vi đăng tải thông tin trên mạng xã hội sai sự thật là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội cũng như uy tín, danh dự của cá nhân. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống hoặc Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Việc cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền 10.000.000-20.000.000 triệu đồng (Quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
-
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 100 công chức năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
TPHCM tuyển dụng 19 công chức, viên chức theo Nghị định 140
Cập nhật 3 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 3 ngày trước -
Inc là gì? Sự khác nhau giữa Corp và Inc
Cập nhật 3 ngày trước -
Khám phá cách viết email xin thực tập cho sinh viên chi tiết nhất
Cập nhật 3 ngày trước
-
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 3 giờ trước -
Tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Cập nhật 3 ngày trước -
Học thạc sĩ Luật có quan trọng không? Điều kiện học thạc sĩ Luật năm 2024 là gì?
Cập nhật 3 ngày trước