6 loại công việc Chuyên viên tài chính phổ biến hiện nay
(có 1 đánh giá)
Chuyên viên tài chính là những người hỗ trợ công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau thì trách nhiệm và nhiệm vụ của những Chuyên viên tài chính cũng sẽ khác nhau. Không phải Chuyên viên nào làm trong lĩnh vực tài chính cũng sẽ làm cùng một công việc như nhau. Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau mà Chuyên viên tài chính phải đảm nhận.
Chuyên viên tài chính ngân hàng
- Là người có kiến thức chuyên sâu và chịu trách nhiệm quản lý tài chính ngân hàng. Là thuật ngữ tương đối rộng và một Chuyên viên tài chính ngân hàng có thể đảm nhiều vị trí công việc khác nhau trong ngân hàng.
Chuyên viên hoạch định tài chính
- Chuyên viên hoạch định tài chính chịu trách nhiệm hỗ trợ cho công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực để có thể đưa ra những quyết định tài chính trong đầu tư kinh doanh. Đồng thời cũng là cố vấn cho khách hàng đến doanh nghiệp công ty. Hỗ trợ công ty quản lý tài sản, tiếp nhận xử lý các vấn đề về bảo hiểm của khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch về những khoản đầu tư trong tương lai.
Chuyên viên kinh doanh tài chính
- Chuyên viên kinh doanh trong mỗi đơn vị tài chính ngân hàng là vị trí có nhiều áp lực nhưng cũng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và có thu nhập cao.
- Công việc chính là chăm sóc khách hàng, quản lý và ngăn chặn những hành vi gian lận từ hồ sơ tín dụng của khách hàng, huy động vốn và cho vay.
- Một Chuyên viên kinh doanh tài chính đòi hỏi phải trang bị đủ kỹ năng mềm để có thể giao tiếp vì khách hàng chính là “nguồn sống” của vị trí công việc này.
Chuyên viên thẩm định tài chính
- Những người đảm nhận vị trí công việc này sẽ chịu phân tích tài chính chuyên sâu về khả năng tài chính. Các loại thẩm định tài chính thông dụng như là: thẩm định dự án hoặc thẩm định tín dụng,…
- Thẩm định tín dụng là việc các Chuyên viên tài chính sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phương án hoặc dự án của khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.
- Thẩm định dự án là phân tích tài chính chuyên sâu thông qua kiểm tra, phân tích về khả thanh khoản, tính độc lập về mặt tài chính, khả năng sinh lời của dự án, chi phí sử dụng vốn, cơ cấu nguồn tài trợ thế nào thì hợp lý cho dự án này, hiệu quả kinh doanh sẽ ra sao nếu đầu tư vào dự án, sau bao lâu nhà đầu tư sẽ thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu…
Chuyên viên phòng tài chính
- Là chức danh vị trí công việc chung chung đảm nhận toàn bộ lĩnh vực tài chính liên quan đến doanh nghiệp, công ty:
- Thực hiện lập hồ sơ và các thủ tục vay vốn đối với Ngân hàng.
- Theo dõi cân đối dòng tiền.
- Chủ động quan hệ các phòng ban lên kế hoạch vay vốn Ngân hàng.
- Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, vay vốn, quản lý hồ sơ giải ngân
- Giám sát các khoản giải ngân và khoản trả nợ vay.
- Đề xuất các phương án và các giải pháp vay vốn hiệu quả phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
- Lập hồ sơ tín dụng (Vay, bảo lãnh, tài sản đảm bảo,…)
Nhân viên tư vấn tài chính
- Thông thường sẽ có 2 loại tư vấn tài chính đó là tư vấn cho cá nhân hoặc tư vấn cho doanh nghiệp. Mỗi loại tư vấn sẽ có những đặc thù riêng biệt
Tư vấn tài chính cá nhân
- Vị trí này nhằm phát triển tài chính cá nhân của khách hàng. Các hình thức tư vấn tài chính cụ thể như: thuế, bảo hiểm, thẩm định dòng tiền, nợ công… Khi sử dụng đến dịch vụ tư vấn cá nhân, khách hàng thường muốn kỳ vọng có được hướng giải pháp và định hướng đầu tư đúng mục tiêu, đúng cách và thu lại nhiều lợi nhuận nhất có thể.
Tư vấn dịch vụ tài chính doanh nghiệp
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp khác với tư vấn tài chính cá nhân, dịch vụ này chủ yếu phục vụ cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Các công việc cụ thể gồm:
- Phân tích thông tin: Vốn, lợi nhuận, các khoản đầu tư. Từ đó xác định rõ mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp.
- Xác định đâu là hạng mục chính cần tập trung, tiêu vốn ngân sách, lập kế hoạch tài chính theo nhu cầu của tổ chức.
- Tư vấn về các khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh từ đó đề ra phương án, kế hoạch hoặc hướng giải quyết khó khăn
(có 1 đánh giá)
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên tài chính
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên tài chính
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên tài chính
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên tài chính
Việc làm mới nhất
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Cách viết bản kiểm điểm cá nhân đảng viên? Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cá nhân cuối năm 2024?
Cập nhật 6 ngày trước -
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 3 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 4 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 4 ngày trước -
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 6 ngày trước
Bài viết mới
-
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 20 giờ trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cảnh giác "dịch vụ luật sư" có thể lấy lại tiền bị lừa đảo
Cập nhật 1 ngày trước -
Trách nhiệm của người lao động khi nghỉ việc là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Cập nhật 3 ngày trước -
Những việc cần làm trước khi nghỉ việc? Người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
Cập nhật 3 ngày trước