Từ vụ F.B Hằng Nguyễn bàn luận chuyện quyền tự do ngôn luận trên MXH

Mạng xã hội luôn là nơi công chúng có quyền tự do ngôn luận nhưng có nhiều người sử dụng đặc quyền của mình để có những phát ngôn vi phạm pháp luật. 

Mạng xã hội là không gian mở, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận thể hiện quan điểm cá nhân chính kiến của mình, tuy nhiên tự do ngôn luận phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Mới đây, một tài khoản F.B tên Hằng Nguyễn đã đăng bài liên quan đến việc chống dịch Covid-19 có ý chỉ phân biệt vùng miền Bắc – Nam gây hoang mang dư luận.

Nắm bắt được sự việc Chiều 27/7, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã gửi thư mời chủ tài khoản Facebook Hằng Nguyễn là bà N.T.H lên làm việc liên quan đến việc đăng tải thông tin ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây hoang mang trong nhân dân. Tuy nhiên do chủ tài khoản F.B Hằng Nguyễn đang ở khu vực phong tỏa nên Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh mời bà N.T.H tới làm việc vào ngày 13/8/2021, ngay sau ngày kết thúc phong tỏa của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nơi bà N.T.H cư trú.

Quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Khi tham gia mạng xã hội chúng ta cần phải hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận đúng nghĩa khi ta vừa là người tiếp cận vừa là người truyền phát thông. Tự do ngôn luận trên MXH được nhiều người lầm tưởng là quyền tự do tuyệt đối nên họ cho phép bản thân mình phát ngôn vượt ra giới hạn pháp lý và đạo đức. Với sự phát triển của công nghệ số 1 nút share, những cái tag tên cũng đủ để bài đăng có ngôn từ thù ghét, kích động, xuyên tạc “nổi trội” trước công chúng. Pháp luật nước ta thì cũng có đầy đủ cơ chế quản lý người dùng mạng xã hội nên vẫn sẽ có biện pháp xử lý đối với hành vi phạm. Xử lý là một chuyện nhưng ý thức người dùng MXH là chuyện khác.

Quyền tự do ngôn luận

Nếu người sử dụng mạng xã hội là những công chúng có đạo đức, có hiểu biết thì chỉ làm những điều pháp luật không cấm, không những thế còn biết tránh những điều gây ảnh hưởng, tổn hại cho cộng đồng và xã hội. Chúng ta đừng biện minh là: “tôi không biết, tôi không làm chủ được suy nghĩ của mình, trong lúc bốc đồng tôi đã có những phát ngôn gây trái chiều dư luận”. Ít nhiều mỗi con người mình đều biết điều gì đúng điều gì sai nhất là trong giai đoạn này khi cả nước đang đồng lòng chống dịch thì “Nếu không nói được gì tử tế nên im lặng”. Chúng ta có quyền tự do ngôn luận cũng có quyền im lặng mà. Dùng MXH cũng cần trang bị cho mình tư duy để vừa có thể tự do ngôn luận vừa phải nằm trong sự cho phép của pháp luật.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.886 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm marketing hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm marketing
Click vào đây để xem danh sách Việc làm marketing hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm marketing