Yêu cầu kinh nghiệm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương?
Yêu cầu kinh nghiệm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương? Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương có các công việc cụ thể nào? Câu hỏi của chị A (Vinh).
- Yêu cầu kinh nghiệm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương?
- Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương có các công việc cụ thể nào?
- Quyền hạn của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương được quy định ra sao?
Yêu cầu kinh nghiệm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương thuộc Phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH có đề cập chức danh nghề nghiệp này cần có kinh nghiệm như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Yêu cầu kinh nghiệm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương có các công việc cụ thể nào?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương thuộc Phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH có đề cập chức danh nghề nghiệp này có các công việc cụ thể như sau:
Tham gia xây dựng văn bản về lĩnh vực được phân công
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động trong phạm vi toàn quốc thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về lao động, tiền lương, quan hệ lao động theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hoặc:
- Tham gia xây dựng các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền ban hành1 của HĐND, UBND cấp tỉnh về lao động, tiền lương, quan hệ lao động.
Hướng dẫn
- Tham gia xây dựng hướng dẫn triển khai các nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, quan hệ lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Tổ chức thực hiện
Xây dựng kế hoạch
- Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc nghị quyết, quyết định, chỉ thị của HĐND, UBND cấp tỉnh) về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan
Tham gia thẩm định các đề án, công trình cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hoặc tham gia thẩm định các đề án, văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công trước khi trình HĐND, UBND cấp tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng các đề án cấp nhà nước, cấp Bộ
Tham gia nghiên cứu, xây dựng đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (hoặc HĐND, UBND cấp tỉnh) về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, báo cáo, thống kê
Tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về lao động, tiền lương, quan hệ lao động; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động.
Hoặc: (cấp tỉnh)
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trên phạm vi tỉnh, gồm: lao động, tiền lương, quan hệ lao động; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động.
Thực hiện các nhiệm vụ chung, hội họp
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.
- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.
Phối hợp công tác
- Phối hợp với các đơn vị trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; với các cơ quan tổ chức của địa phương và các cơ quan có liên quan ở Trung ương về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với các thành viên trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc nghị quyết, quyết định, chỉ thị của HĐND, UBND cấp tỉnh); đề xuất chủ trương, giải pháp điều chỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị giao.
Quyền hạn của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương được quy định ra sao?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về lao động tiền lương lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương thuộc Phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH có đề cập chức danh nghề nghiệp này có các quyền hạn sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;
- Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị;
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;
- Được tham gia các cuộc họp liên quan.
Tags:
chuyên viên chính về lao động tiền lương chức danh nghề nghiệp chuyên viên lao động tiền lương chuyên viên chính-
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Nếu sếp làm sai, bạn phải làm gì?
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu đơn xin thôi việc/ nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2022
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Những điều nên và không nên
Cập nhật 3 ngày trước -
Bạn đã hiểu đúng về câu hỏi phỏng vấn: “Mục tiêu 05 năm tới của em là gì?”
Cập nhật 6 ngày trước -
“Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?” – Câu hỏi thường được hầu hết các nhà tuyển dụng hỏi khi phỏng vấn và cách trả lời hiệu quả nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển
Cập nhật 6 ngày trước
-
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 18 giờ trước -
Mẫu đơn xin việc viết tay mới nhất hiện nay? Đơn xin việc viết tay được không?
Cập nhật 19 giờ trước -
Phiếu thông tin về người tìm việc làm có bắt buộc khi đi xin việc không?
Cập nhật 1 ngày trước -
5 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc
Cập nhật 1 ngày trước -
Công việc bán thời gian là gì? Một số lưu ý với người lao động về việc làm bán thời gian
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu Đơn xin việc mới nhất? Hướng dẫn viết đơn xin việc trong hồ sơ xin việc chuẩn, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng?
Cập nhật 2 ngày trước