Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?

(có 1 đánh giá)

Xin hỏi, bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì? Câu hỏi của bạn Lâm ở Bình Dương.

Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:

Cách xếp lương

1. Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);

b) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);

c) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).

...”

Đồng thời, mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Cũng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào?

Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Như vậy, bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý từ 01/01/2023 đến 30/6/2023 như sau:

bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý từ 01/01/2023 đến 30/6/2023

Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý từ 01/7/2023 như sau:

lương viên chức trợ giúp viên pháp lý từ 01/7/2023

Xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:

Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý

1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý phải bảo đảm đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.

2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.”

Như vậy, khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì đạo đức nghề nghiệp và trình độ đào tạo, bồi dưỡng?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức trợ giúp viên pháp lý như sau:

Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức trợ giúp viên pháp lý

1. Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.

2. Thực hiện theo các quy định, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.”

Đồng thời, theo Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

1. Có bằng cử nhân luật trở lên;

2. Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;

3. Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp và thực hiện theo các quy định, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

Đồng thời, viên chức trợ giúp viên pháp lý phải có bằng cử nhân luật trở lên; Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư; Và có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

(có 1 đánh giá)
Mai Hoàng Trúc Linh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.571