Cập nhật chính sách ưu đãi cho Trợ giúp viên pháp lý 2024?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi: Nguồn tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý được lấy từ đâu? Năm 2024, Trợ giúp pháp lý được hưởng những chính sách ưu đãi nào? Và những đối tượng nào được trợ giúp pháp lý theo quy định? Câu hỏi của anh H (Hà Nội).

Trợ giúp pháp lý là gì? Nguồn tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý được lấy từ đâu?

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật (theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017).

Về nguồn tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 5 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, cụ thể gồm:

- Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.

- Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.

- Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức tự nguyện thực hiện do tổ chức đó tự bảo đảm.

Cập nhật chính sách ưu đãi cho Trợ giúp viên pháp lý 2024?

Cập nhật chính sách ưu đãi cho Trợ giúp viên pháp lý 2024? (Hình từ Internet)

Cập nhật chính sách ưu đãi cho Trợ giúp viên pháp lý 2024?

Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý

1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.

2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).

3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:

a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;

c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;

đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;

e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;

g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;

h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;

i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;

k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).

Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Chiếu theo quy định này thì năm 2024, Trợ giúp viên pháp lý được nhận những chế độ, chính sách sau:

(1) Có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.

(2) Được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).

(3) Được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:

- Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

- Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;

- Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

- Giầy da: 01 đôi/01 năm;

- Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;

- Thắt lưng: 01 cái/02 năm;

- Cà vạt: 01 cái/02 năm;

- Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;

- Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;

- Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).

Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Tổng hợp 07 nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định hiện hành?

Người được trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, cụ thể như sau:

- Người có công với cách mạng.

- Người thuộc hộ nghèo.

- Trẻ em.

- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

+ Người nhiễm chất độc da cam;

+ Người cao tuổi;

+ Người khuyết tật;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

+ Người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.048 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý