Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?

(có 1 đánh giá)

Tôi muốn biết hiện nay, có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý? Ngoài ra, chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về đạo tạo, bồi dưỡng? Câu hỏi đến từ anh Thanh Phong ở Long Thành.

Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:

Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý

1. Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số: V02.01.00

2. Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01

3. Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02

Theo đó, có 3 hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số: V02.01.00

- Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01

- Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02

Trước đây, theo Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý chỉ có Trợ giúp viên pháp lý hạng II và Trợ giúp viên pháp lý hạng III.

Từ ngày 20/10/2022 Thông tư 05/2022/TT-BTP có hiệu lực thay thế Thông tư liên tịch 08 đã bổ sung thêm Trợ giúp viên pháp lý hạng I.

Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?

Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về đạo tạo, bồi dưỡng?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định cụ thể:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

1. Có bằng cử nhân luật trở lên;

2. Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;

3. Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Có bằng cử nhân luật trở lên;

- Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;

- Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Cách xếp lương của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định cách xếp lương của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý như sau:

- Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:

+ Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);

+ Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);

+ Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).

- Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số các ngạch viên chức trợ giúp viên pháp lý, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP được thực hiện như sau:

Trường hợp viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp có hệ số bậc lương bằng ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % (phần trăm) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.

- Viên chức sau khi thay đổi chức danh nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này được xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Anh Hương Thảo
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.415