Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có cơ cấu số lượng thế nào?

(có 1 đánh giá)

Hiên nay, báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do ai công nhận? Cơ cấu số lượng thế nào? Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những giấy tờ gì? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Thủy ở Bình Dương.

Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do ai công nhận?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:

Thẩm quyền công nhận, kỳ công nhận báo cáo viên pháp luật

1. Báo cáo viên pháp luật cấp trung ương là người đang công tác trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.

3. Báo cáo viên pháp luật cấp đơn vị do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp công nhận.

4. Công nhận báo cáo viên pháp luật được thực hiện vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.”

Theo đó, báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công nhận.

Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có cơ cấu số lượng thế nào?

Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có cơ cấu số lượng thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu số lượng báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng là bao nhiêu người?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:

Cơ cấu, số lượng báo cáo viên pháp luật các cấp

..

2. Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:

a) Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu, quân chủng; Thanh tra Bộ Quốc phòng; Vụ Pháp chế; Tòa án quân sự trung ương; Viện kiểm sát quân sự trung ương; các Cục: Điều tra hình sự, Thi hành án: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá ba báo cáo viên pháp luật;

b) Các quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; Ban Cơ yếu Chính phủ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá bẩy báo cáo viên pháp luật.

c) Các Bộ Tư lệnh: Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga; các bệnh viện, học viện, trường sĩ quan, doanh nghiệp trực thuộc Bộ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá năm báo cáo viên pháp luật.”

Như vậy, báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, tùy mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có số lượng cụ thể:

- Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu, quân chủng; Thanh tra Bộ Quốc phòng; Vụ Pháp chế; Tòa án quân sự trung ương; Viện kiểm sát quân sự trung ương; các Cục: Điều tra hình sự, Thi hành án: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá ba báo cáo viên pháp luật;

- Các quân đoàn, binh chủng, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; Ban Cơ yếu Chính phủ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá bẩy báo cáo viên pháp luật.

- Các Bộ Tư lệnh: Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga; các bệnh viện, học viện, trường sĩ quan, doanh nghiệp trực thuộc Bộ: mỗi cơ quan, đơn vị có không quá năm báo cáo viên pháp luật.

Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 40 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật

...

3. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:

a) Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;

b) Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác, gồm các thông tin sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật), thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật”.

5. Trường hợp hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không hợp lệ, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.

...”

Như vậy, hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng được lập thành một bộ, gồm các tài liệu sau:

- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị có người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;

- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác, gồm các thông tin sau:

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn được đào tạo (chuyên ngành luật hoặc không chuyên ngành luật), thâm niên công tác trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới pháp luật hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Anh Hương Thảo
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.266 
Việc làm mới nhất