Bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ: Quy trình thế nào?
Cho tôi hỏi về quy trình bầu các chức danh gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định thế nào? - Minh Vy (TPHCM)

Hiện hành, quy trình bầu các chức danh gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Nghị quyết 102/2015/QH13, cụ thể như sau:
1. Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội
Theo khoản 3 Điều 30 Nghị quyết 102/2015/QH13 thì quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
- Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
Bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ: Quy trình thế nào? (Hình từ Internet)
2. Quy trình bầu Chủ tịch nước
Tại Điều 31 Nghị quyết 102/2015/QH13 thì quy trình bầu Chủ tịch nước thực hiện như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
- Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
- Chủ tịch nước tuyên thệ.
3. Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ
Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ theo Điều 33 Nghị quyết 102/2015/QH13 cụ thể như sau:
- Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.
- Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.
Tags:
Chủ tịch nước Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Quy trình bầu Chủ tịch nước Quốc hội Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 7 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Trợ giúp viên pháp lý nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý bị xử lý hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu?
Cập nhật 6 giờ trước -
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 6 giờ trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 9 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 9 giờ trước