Bổ sung quy định về bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân?

(có 2 đánh giá)

Theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có bổ sung quy định về bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân đúng không? Quy định về nâng bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân và nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân có gì mới? câu hỏi của chị A (Phan Thiết).

Bổ sung quy định về bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân?

Tại Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 chỉ quy định về ngạch của Thẩm phán nhân dân mà chưa có quy định nào về bậc của Thẩm phán.

Các ngạch Thẩm phán

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Thẩm phán cao cấp;

c) Thẩm phán trung cấp;

d) Thẩm phán sơ cấp.

2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

6. Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Trong khi đó, theo Điều 91 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có quy định về cả ngạch và bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

Ngạch, bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung Điều 66 LTCTAND 2014)

1. Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Thẩm phán.

2. Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 02 bậc, từ bậc 01 đến bậc 02;

c) Thẩm phán gồm có 09 bậc, từ bậc 01 đến bậc 09.

Như vậy, theo quy định của dự thảo, bậc của thẩm phán tòa án nhân dân được phân loại như sau:

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 02 bậc, từ bậc 01 đến bậc 02;

- Thẩm phán gồm có 09 bậc, từ bậc 01 đến bậc 09.

Bổ sung quy định về bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân?

Bổ sung quy định về bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)

Đề xuất bổ sung quy định về nâng bậc của Thẩm phán Tòa án nhân dân?

Quy định về nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được nêu tại Điều 92 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), cụ thể như sau:

Bổ nhiệm, nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (mới)

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội phê chuẩn, Chủ

tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án

Tòa án nhân dân tối cao.

3. Việc bổ nhiệm Thẩm phán lần đầu phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm

phán quốc gia. Việc xét nâng bậc Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

4. Việc nâng bậc Thẩm phán căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, kết quả công việc và thời gian giữ bậc của họ.

a) Kết quả công việc được xác định theo chất lượng và số lượng vụ việc

tham gia giải quyết của Thẩm phán trong thời gian giữ bậc. Số lượng vụ việc tham gia giải quyết của Thẩm phán ở các cấp Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định;

b) Thời gian giữ bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán

do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Thẩm phán được khen thưởng do có công trạng hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc có thể được xem xét nâng bậc trước thời hạn theo quy định của pháp luật.

5. Số lượng Thẩm phán, bậc Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

Theo đó, tại quy định này có nêu việc xét nâng bậc Thẩm phán sẽ căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, kết quả công việc và thời gian giữ bậc của họ, cụ thể:

- Kết quả công việc được xác định theo chất lượng và số lượng vụ việc tham gia giải quyết của Thẩm phán trong thời gian giữ bậc. Số lượng vụ việc tham gia giải quyết của Thẩm phán ở các cấp Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định;

- Thời gian giữ bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

- Thẩm phán được khen thưởng do có công trạng hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc có thể được xem xét nâng bậc trước thời hạn theo quy định của pháp luật.

Cũng theo quy định này thì việc xét nâng bậc Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

Quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân?

Nhiệm kỳ của Thẩm phán theo quy định hiện hành được nêu tại Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:

Nhiệm kỳ của Thẩm phán

Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Theo đó, nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán các cấp đều là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Trong khi đó tại Điều 100 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau:

Nhiệm kỳ của Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung Điều 74 LTCTAND 2014)

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc

chuyển công tác khác.

2. Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm; Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

3. Thẩm phán được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi quay lại làm Thẩm phán thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia và được xếp vào bậc tương ứng. Nhiệm kỳ của Thẩm phán đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

4. Thẩm phán không đủ điều kiện được bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; trường hợp có nguyện vọng và đủ điều kiện tiếp tục làm

Thẩm phán thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia. Nhiệm Kỳ của Thẩm phán được tính là nhiệm kỳ đầu.

Như vậy, theo dự thảo, nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đã có sự điều chỉnh, cụ thể với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ làm việc đến khi nghỉ hưu hoặc

chuyển công tác khác.

Còn đối với Thẩm phán các cấp khi được bổ nhiệm lần đầu thì có nhiệm kỳ là 05 năm, Thẩm phán được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

 

(có 2 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.296 
Việc làm mới nhất