Các bậc phụ huynh ngày nay vẫn đang thần thánh hóa việc học

Các bậc phụ huynh ngày nay luôn quan niệm con cái phải học thật giỏi. Học không giỏi thì học thêm nhiều, luyện tập nhiều vì học giỏi mới thành công. Vậy điều đó đúng hay sai?

Học giỏi là làm giỏi?

Có một sự thật rằng trẻ em Việt Nam  phải đọc rất nhiều: học thêm học bớt, học chính học phụ. Phụ huynh thì không tiếc tiền cho con mình đi học trung tâm, lò luyện. Lượng kiến thức dung nạp là rất nhiều và hầu hết mọi người đều cho rằng phải học thật giỏi thì sau này mới có thể thành công được.

Kiến thức là phương tiện để thành công việc học giỏi tùy thuộc vào mỗi người. Học giỏi thì sau này có cơ hội kiếm được việc làm, đúng. Học giỏi sau này có việc làm lương cao, cũng đúng. Nhưng giỏi ở đây là giỏi kĩ năng, kiến thức chuyên ngành chứ không phải là con số 9,10 điểm.

Học và làm là 2 thứ khác nhau. Học giỏi không có nghĩa là làm giỏi.

Học là để có biết kiến thức nhưng có nhiều người nắm vững kiến thức cũng chưa chắc làm được và làm được chưa chắc đã làm giỏi.

Và có sự thật rằng có những bạn học rất giỏi nhưng thiếu kỹ năng thực tế vì mãi mãi ở trong kén học hành bị gắn mác “mọt sách” vì vậy cần nhìn nhận lại khái niệm học giỏi có phải nhất định sau này sẽ làm giỏi?

Đồng nhất con người mình vào điểm số, bằng cấp, thành tích

Có nhiều bậc phụ huynh coi trọng điểm số, bằng cấp hơn việc phát triển bản thân, phát triển tính cách, phát triển khả năng của mình.được và làm được chưa chắc đã làm giỏi.

Đó người ta gọi là bệnh thành tích có những người nhất định phải muốn con mình giỏi hơn các bạn đồng trang lứa, con phải nằm trong top trường top lớp. Vô hình chung đã đè lên vai các bạn học sinh một gánh nặng vô hình.

Tôi còn nhớ năm lớp 10 vì học sinh khá học kỳ 1 mà cô bạn cùng lớp đã khóc rất nhiều vì sợ bố mẹ mắng. Nguyên văn bạn ấy nói: “Mình chưa bao giờ bị học sinh khá, chắc bố mẹ sẽ xấu hổ lắm khi đi họp phụ huynh kỳ này.” Chuyện thành tích con cái chẳng có gì phải xấu hổ trừ khi nó là thành phần cá biệt của lớp.

Thành tích, điểm số, bằng cấp vẫn luôn ám ảnh các bậc phụ huynh và con cái từ khi ngồi trên ghế nhà trường đến khi lên đại học tốt nghiệp rồi ra đời mới thôi.

Học để lấy bằng còn mục đích tiếp theo…

Có rất nhiều bạn sinh viên rõ ràng đang hằng ngày lên giản đường nhưng lại không xác định được mục tiêu tương lai. Học để lấy bằng chứ sau này thì không biết. Vì vậy mới có chuyện tốt nghiệp đồng nghĩa với thất nghiệp và các cử nhân ra trường phần lớn làm trái ngành.

Trong các tin tuyển dụng yêu cầu bằng cấp là một phần quan trọng nhưng kèm theo đó là kỹ năng, là chứng chỉ, thái độ, sự chịu khó chăm chỉ của ứng viên chứng không còn là “bằng cấp” độc tôn.

Suy cho mục đích cuối cùng của việc học là sau này ra đời kiếm tiền. Nhưng không phải ai học giỏi ra đời cũng thành công bởi xã hội chỉ trả tiền cho người giỏi làm. Nhà tuyển dụng trả tiền cho người lao động được việc chứ không nhìn vào bảng thành tích của ứng viên.

Rõ ràng học giỏi là một trong những yếu tố để thành công  nhưng đừng thần thánh hay áp đặt quá đáng chuyện con em bắt buộc phải học giỏi vì bên cạnh thành tích thì cuộc đời thành công của mỗi con người còn được đánh giá bằng kỹ năng, thái độ sống.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.467