Các trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án trong tố tụng hình sự

(có 1 đánh giá)

Phiên tòa trong vụ án hình sự cần phải có mặt của Thư ký Tòa án không? Trường hợp nào phải thay đổi Thư ký Tòa án và nhiệm vụ quyền hạn của Thư ký Tòa án như thế nào?

Phiên tòa trong tố tụng hình sự có được tiến hành nếu vắng mặt Thư ký Tòa án?

Tại Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì phiên tòa xét xử vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

- Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

- Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

- Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

Ngoài ra, tại Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định:

"Điều 251. Tạm ngừng phiên tòa

1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:

...

c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

...

2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa."

=>> Như vậy, phiên tòa trong tố tụng hình sự chỉ được tiến hành khi có mặt của Thư ký Tòa án. Nếu Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết. Và sẽ tạm ngừng phiên tòa nếu không có người thay thế trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng mà vẫn không có Thư ký Tòa án thay thế thì sẽ tiến hành hoãn phiên tòa.

Các trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án trong tố tụng hình sự

Các trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án trong tố tụng hình sự (Hình từ Internet)

Các trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án trong tố tụng hình sự

Theo Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án trong tố tụng hình sự như sau:

Trường hợp Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

- Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật hình sự 2015 bao gồm:

+ Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

+ Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

- Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng hình sự

Căn cứ Điều 47 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng hình sự thì Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

- Phổ biến nội quy phiên tòa;

- Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

- Ghi biên bản phiên tòa;

- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

Ngoài ra, Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

(có 1 đánh giá)
Đỗ Thị Thanh Ngọc
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.175 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Thư ký hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Thư ký
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Thư ký hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Thư ký
Việc làm mới nhất