Có thể thực hiện thủ tục xác nhận sơ yếu lý lịch online không? Nơi thực hiện xác nhận sơ yếu lý lịch?

(có 3 đánh giá)

Công ty yêu cầu sơ yếu lý lịch phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân, vậy có thể xác nhận sơ yếu lý lịch online không?

Xác nhận sơ yếu lý lịch là chứng thực chữ ký

Trường hợp người soạn sơ yếu lý lịch muốn Ủy ban nhân dân chứng thực việc người soạn đã ký vào giấy tờ, văn bản sơ yếu lý lịch này thì có thể thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký quy định tại Điều 23 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

- Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

- Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

Như vậy, người thực hiện chứng thực - Ủy ban nhân dân chứng thực chữ ký - không chịu trách nhiệm hay xác minh thông tin sơ yếu lý lịch của người yêu cầu chứng thực có đúng hay không mà chỉ chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong sơ yếu lý lịch.

Thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch trực tuyến 

Hiện chỉ có quy định chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, chưa có quy định chứng thực chữ ký online hay chứng thực chữ ký của sơ yếu lý lịch điện tử. Theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thủ tục chứng thực chữ ký, theo đó:

- Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

- Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

Như vậy, khi làm thủ tục chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch thì người thực hiện chứng thực yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực chữ ký theo quy định trên.

Người yêu cầu chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch cần thực hiện thủ tục trực tiếp.

Có thể thực hiện thủ tục xác nhận sơ yếu lý lịch online không? Nơi thực hiện xác nhận sơ yếu lý lịch?

Có thể thực hiện thủ tục xác nhận sơ yếu lý lịch online không? Nơi thực hiện xác nhận sơ yếu lý lịch? (Hình từ Internet)

Nơi thực hiện xác nhận sơ yếu lý lịch

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực:

- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.

Theo Điều 77 Luật Công chứng 2014:

- Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

- Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Như vậy, ngoài Ủy ban nhân dân cấp xã, công dân có thể liên hệ Phòng Tư pháp, Văn phòng công chứng để làm thủ tục chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch.

(có 3 đánh giá)
Nguyễn Mai Xuân Hà
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.209 
Việc làm mới nhất