Cử nhân Luật mới ra trường có được gia nhập, trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam không?

(có 1 đánh giá)

Tôi là cử nhân Luật mới ra trường và muốn gia nhập, trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam có được không? Điều kiện, thủ tục gia nhập Hội Luật gia Việt Nam quy định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh T.K ở Bình Dương.

Cử nhân Luật mới ra trường có được gia nhập, trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam không?

Tiêu chuẩn hội viên Hội Luật gia Việt Nam được quy định tại Điều 7 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:

Tiêu chuẩn hội viên

Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, tán thành Điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội.

Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức, tán thành Điều lệ Hội, có công đóng góp cho Hội và tự nguyện xin gia nhập Hội có thể được công nhận là hội viên danh dự của Hội.

Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của Hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền bầu cử, ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo Hội, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội.”

Theo đó, công dân Việt Nam được gia nhập Hội Luật gia Việt Nam nếu có đủ các điều kiện:

- Có năng lực hành vi dân sự; có phẩm chật đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

- Tán thành Điều lệ Hội.

Cho nên trường hợp của anh - cử nhân Luật mới ra trường thì vẫn có thể gia nhập hội viên Hội Luật gia Việt Nam.

Cử nhân Luật mới ra trường có được gia nhập, trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam không?

Cử nhân Luật mới ra trường có được gia nhập, trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Thủ tục kết nạp hội viên Hội Luật gia Việt Nam thực hiện như thế nào?

Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên Hội Luật gia Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 dưới đây:

Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên, chuyển sinh hoạt Hội, miễn sinh hoạt Hội, xin ra khỏi Hội

1. Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên

Công dân Việt Nam có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Điều lệ này muốn gia nhập Hội phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và kèm theo hồ sơ gửi Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc.

Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc nhận hồ sơ xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp trên trực tiếp quyết định.

Trường hợp người xin gia nhập Hội ở nơi chưa có tổ chức Hội thì gửi hồ sơ tới Ban Thường vụ Hội Luật gia có thẩm quyền xem xét kết nạp. Ban Thường vụ Hội đã ra quyết định kết nạp có trách nhiệm giới thiệu hội viên mới sinh hoạt tại tổ chức Hội có điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên.

Người xin gia nhập Hội được công nhận là hội viên kể từ ngày quyết định kết nạp.

...”

Theo đó, công dân Việt Nam có đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định trên muốn gia nhập Hội Luật gia Việt Nam phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội được hướng dẫn phía trên và kèm theo hồ sơ gửi Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc.

Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc nhận hồ sơ xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp trên trực tiếp quyết định.

Trường hợp người xin gia nhập Hội ở nơi chưa có tổ chức Hội thì gửi hồ sơ tới Ban Thường vụ Hội Luật gia có thẩm quyền xem xét kết nạp.

Ban Thường vụ Hội đã ra quyết định kết nạp có trách nhiệm giới thiệu hội viên mới sinh hoạt tại tổ chức Hội có điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên.

Người xin gia nhập Hội được công nhận là hội viên kể từ ngày quyết định kết nạp.

Thẻ hội viên Hội Luật gia Việt Nam do ai cấp?

Thẻ hội viên Hội Luật gia Việt Nam do ai cấp quy định ở Điều 11 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 cụ thể:

Thẻ hội viên

1. Thẻ hội viên do Trung ương Hội Luật gia Việt Nam cấp cho hội viên trong phạm vi toàn quốc.

2. Thu hồi Thẻ hội viên trong những trường hợp sau:

a) Hội viên bị thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Hội;

b) Hội viên có quyết định cho ra khỏi Hội;

c) Hội viên không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí liên tục từ hai năm trở lên.

3. Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam quy định mẫu Thẻ hội viên; hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Thẻ hội viên.”

Như vậy, thẻ hội viên Hội Luật gia Việt Nam do Trung ương Hội Luật gia Việt Nam cấp cho hội viên trong phạm vi toàn quốc.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Anh Hương Thảo
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.534 
Việc làm mới nhất