Đối tượng không được tham gia kiểm tra tập sự hành nghề luật sư?

(có 1 đánh giá)

Theo quy định hiện hành thì việc kiểm tra tập sự hành nghề luật sư sẽ được tổ chức dưới hình thức gì? Hồ sơ tham gia kiểm tra được quy định thế nào và những đối tượng nào không được dự kiểm tra tập sự hành nghề luật sư? câu hỏi của anh N (Huế).

Có mấy hình thức kiểm tra tập sự hành nghề luật sư?

Hình thức kiểm tra tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 17 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:

Nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

1. Nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kỹ năng tham gia tố tụng;

b) Kỹ năng tư vấn pháp luật;

c) Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác;

d) Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

đ) Kỹ năng khác theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

2. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

a) Kiểm tra viết bao gồm hai bài kiểm tra:

Bài kiểm tra viết thứ nhất về các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Thời gian làm bài kiểm tra viết thứ nhất là 180 phút.

Bài kiểm tra viết thứ hai về pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Thời gian làm bài kiểm tra viết thứ hai là 90 phút.

b) Kiểm tra thực hành:

Thí sinh trình bày, bảo vệ quan điểm về một vụ, việc tự chọn mà mình tham gia trong thời gian tập sự và trả lời câu hỏi của thành viên Ban Chấm thi thực hành có liên quan đến vụ, việc.

Theo đó, có hai hình thức kiểm tra tập sự hành nghề luật sư gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành, cụ thể:

Với bài kiểm tra viết bao gồm hai bài kiểm tra:

Bài kiểm tra viết thứ nhất về các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Thời gian làm bài kiểm tra viết thứ nhất là 180 phút.

Bài kiểm tra viết thứ hai về pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Thời gian làm bài kiểm tra viết thứ hai là 90 phút.

Với bài kiểm tra thực hành:

Thí sinh trình bày, bảo vệ quan điểm về một vụ, việc tự chọn mà mình tham gia trong thời gian tập sự và trả lời câu hỏi của thành viên Ban Chấm thi thực hành có liên quan đến vụ, việc.

Đối tượng không được tham gia kiểm tra tập sự hành nghề luật sư?

Đối tượng không được tham gia kiểm tra tập sự hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức kiểm tra tập sự hành nghề luật được tổ chức bao lâu một lần? Hồ sơ tham dự kiểm tra?

Theo Điều 18 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về việc tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như sau:

Tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

1. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được tổ chức ít nhất 06 tháng 01 lần.

2. Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi danh sách người tập sự được đề nghị tham dự kiểm tra cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn Luật sư.

Hồ sơ tham dự kiểm tra gồm có:

a) Giấy đề nghị tham dự kiểm tra theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư;

c) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

d) Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư kèm theo Sổ nhật ký tập sự theo quy định của Thông tư này;

đ) Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư.

3. Đối với người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực, hồ sơ tham dự kiểm tra được gửi đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đề nghị tham dự kiểm tra theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực.

Theo quy định này, việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được tổ chức ít nhất 06 tháng 01 lần.

Về hồ sơ tham dự kiểm tra tập sự hành nghề luật sư bao gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị tham dự kiểm tra theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư;

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sĩ luật;

- Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư kèm theo Sổ nhật ký tập sự;

- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư 2006.

Lưu ý: Đối với người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực, hồ sơ tham dự kiểm tra được gửi đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Hồ sơ gồm có:

- Giấy đề nghị tham dự kiểm tra theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;

- Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực.

Đối tượng không được tham gia kiểm tra tập sự hành nghề luật sư?

khoản 2 Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTP có quy định như sau:

Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

1. Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm:

a) Người hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Luật Luật sư và Thông tư này;

b) Người không đạt yêu cầu kiểm tra trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước đó;

c) Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực.

2. Những người sau đây không đủ điều kiện tham dự kiểm tra:

a) Người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này mà vẫn đăng ký tập sự;

b) Người có hành vi khai gian dối trong hồ sơ tham dự kiểm tra;

c) Người đăng ký tập sự lại khi chưa hết 01 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng có hiệu lực hoặc chưa hết 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỹ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực.

...

Như vậy, những đối tượng sau không đủ điều kiện để tham dự kiểm tra tập sự hành nghề luật sư:

- Người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTP mà vẫn đăng ký tập sự;

- Người có hành vi khai gian dối trong hồ sơ tham dự kiểm tra;

- Người đăng ký tập sự lại khi chưa hết 01 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng có hiệu lực hoặc chưa hết 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỹ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.247 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Luật sư
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Luật sư