Gom hàng siêu thị đem đi bán: Bị phạt tù 15 năm như chơi

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến vô cùng khó lường, phức tạp và TP.HCM đang áp dụng Chỉ thị 16, nhu cầu thực phẩm thiết yếu tăng cao, người dân hạn chế ra đường nên nhiều hộ gia đình đông thành viên mua lượng lớn lương thực ăn dần để hạn chế ra đường tuy nhiên cũng không ít kẻ lợi dụng tình hình dịch bệnh để gom hàng với số lượng lớn rồi bán ra ngoài hưởng lợi bất chính.

Lương thực thực phẩm “tươi xanh” đối với người dân TPHCM lúc này khan hiếm vô cùng. Đi siêu thị ở TPHCM hiện tại bạn sẽ hiểu được cảm giác: Có tiền không phải là có tất cả. Người hên thì mua được vỉ trứng mớ rau, xui thì còn gì lấy đó. Có người xếp hàng cả 3 tiếng đồng vào đến nơi thì “sành sạch sanh”.

Nhiều người nhiều hộ gia đình trữ lương thực dẫn đến nhiều mặt hàng trong siêu thị không kịp bổ sung để bán gây bức xúc cho người dân. Chưa kể trên mạng lan truyền hình ảnh người đàn ông đẩy một xe trứng đầy lại gây khá nhiều tranh cãi trên MXH.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến vô cùng khó lường, phức tạp và TP.HCM đang áp dụng Chỉ thị 16, nhu cầu thực phẩm thiết yếu tăng cao, người dân hạn chế ra đường nên nhiều hộ gia đình đông thành viên mua lượng lớn lương thực ăn dần để hạn chế ra đường tuy nhiên cũng không ít kẻ lợi dụng tình hình dịch bệnh để gom hàng với số lượng lớn rồi bán ra ngoài hưởng lợi bất chính.

Gom hàng siêu thị có bị phạt không?

Vậy hành vi này nếu bị phát giác sẽ đối diện với mức phạt ra sao?

Hành vi gom hàng trong siêu thị mang ra bên ngoài bán hưởng lợi bất chính được xem là: Đầu cơ tích trữ. Khái niệm này có lẽ mọi người đã nghe nhiều và cụ thể hơn:

  • Đầu cơ tích trữ là hành động lợi dụng tình hình các mặt hàng có giá bình ổn nhưng cầu nhiều hơn cung có nguy cơ khan hiếm, mua tích trữ rất nhiều hàng hóa trên với số lượng lớn nhằm bán lại với giá thành cao để thu lợi bất chính.

Đối với cá nhân

*Xử phạt hành chính

Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định người có những hành động trên sẽ phải đối diện với các mức xử phạt như sau:

  • Nếu gom hàng với giá trị hóa đơn từ 50 đến dưới 100 triệu đồng để bán ra ngoài hưởng lợi sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
  • Nếu gom hàng với giá trị hóa đơn từ 100 đến dưới 200 triệu đồng để bán ra ngoài hưởng lợi sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
  • Nếu gom hàng với giá trị hóa đơn từ 200 đến dưới 500 triệu đồng để bán ra ngoài hưởng lợi sẽ bị phạt từ 20 đến 50 triệu đồng.
  • Nếu gom hàng với giá trị hóa đơn từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng để bán ra ngoài hưởng lợi sẽ bị phạt từ 50 đến 80 triệu đồng.
  • Nếu gom hàng với giá trị hóa đơn từ 1 tỷ đồng trở lên để bán ra ngoài hưởng lợi sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.
  • Người vi phạm sẽ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính. Các mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, tổ chức mức phạt gấp đôi so với cá nhân.

*Xử lý hình sự

  • Nghiêm trọng hơn hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ- quy định tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017). Theo đó, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính.
  • Tùy vào giá trị đơn hàng để gom bán ra ngoài mà người vi phạm sẽ bị mức phạt tương ứng, tối đa có thể lên đến 15 năm tù trong trường hợp thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp

  • Pháp nhân thương mại vi phạm sẽ bị xử lý cũng theo tội trên với mức phạt tối đa có thể lên đến 9 tỷ đồng và bị cấm kinh doanh.
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.794