Học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng có thể làm ở những vị trí nào sau khi tốt nghiệp?
Tôi có thắc mắc là học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng có thể làm ở những vị trí nào sau khi tốt nghiệp? Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải tối thiểu có những kỹ năng gì? Câu hỏi của chị M.D (Cần Thơ).
- Sau khi tốt nghiệp ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng phải có những kiến thức tối thiểu nào?
- Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải tối thiểu có những kỹ năng gì?
- Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng có thể làm ở những vị trí nào sau khi tốt nghiệp?
Sau khi tốt nghiệp ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng phải có những kiến thức tối thiểu nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật (sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
“1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng là ngành, nghề cung cấp dịch vụ, giải pháp pháp luật trong các lĩnh vực: nghiệp vụ văn phòng dịch vụ pháp lý; tư pháp cơ sở; công chứng, chứng thực; tư vấn pháp luật; pháp chế doanh nghiệp ... đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của ngành, nghề có môi trường làm việc đa dạng, phong phú; thường xuyên tiếp xúc với khách hàng trong thực hiện các dịch vụ pháp lý. Các công việc trong nghề chủ yếu được tiến hành độc lập, chỉ một số công việc được tiến hành theo nhóm hoặc được hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức.
Người học xong chương trình cao đẳng ngành, nghề Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp như: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức hành nghề luật sư; các tổ chức hành nghề công chứng; các trung tâm trợ giúp pháp lý; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng đoàn luật sư; hội luật gia; trung tâm tư vấn hỗ trợ việc làm; công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực.
Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2115 giờ (tương đương 79 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Giải thích được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Phân tích được quan hệ pháp luật cơ bản trong các lĩnh vực khác nhau;
- Phân biệt được các quan hệ pháp luật trong cùng một nhóm ngành, lĩnh vực pháp luật;
- Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;
- Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể;
- Tổng hợp được tri thức pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo hoặc tư vấn cho khách hàng;
- Trình bày và vận dụng được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.”
Dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng là ngành, nghề cung cấp dịch vụ, giải pháp pháp luật trong các lĩnh vực: nghiệp vụ văn phòng dịch vụ pháp lý; tư pháp cơ sở; công chứng, chứng thực; tư vấn pháp luật; pháp chế doanh nghiệp ... đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng phải có những kiến thức tối thiểu sau:
- Giải thích được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Phân tích được quan hệ pháp luật cơ bản trong các lĩnh vực khác nhau;
- Phân biệt được các quan hệ pháp luật trong cùng một nhóm ngành, lĩnh vực pháp luật;
- Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;
- Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể;
- Tổng hợp được tri thức pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo hoặc tư vấn cho khách hàng;
- Trình bày và vận dụng được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng có thể làm ở những vị trí nào sau khi tốt nghiệp? (Hình từ Internet)
Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải tối thiểu có những kỹ năng gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định Ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
“3. Kỹ năng
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;
- Tra cứu được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;
- Phát triển được quan hệ và giao tiếp với khách hàng;
- Tư vấn cho khách hàng phương án giải quyết một số tình huống pháp luật theo quy định.
- Sử dụng, phân tích các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;
- Sử dụng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, để giải quyết các vấn đề pháp luật cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.”
Theo quy định trên, người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải tối thiểu có những kỹ năng sau:
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;
- Tra cứu được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;
- Phát triển được quan hệ và giao tiếp với khách hàng;
- Tư vấn cho khách hàng phương án giải quyết một số tình huống pháp luật theo quy định.
- Sử dụng, phân tích các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;
- Sử dụng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, để giải quyết các vấn đề pháp luật cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng có thể làm ở những vị trí nào sau khi tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định Ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
“5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Giúp việc người hành ngề bổ trợ tư pháp;
- Tư pháp cơ sở;
- Công chứng, chứng thực;
- Tư vấn pháp luật;
- Pháp chế doanh nghiệp;
- Thừa phát lại;
- Quản lý, thanh lý tài sản.”
Như vậy, người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí sau: Giúp việc người hành ngề bổ trợ tư pháp; Tư pháp cơ sở; Công chứng, chứng thực; Tư vấn pháp luật; Pháp chế doanh nghiệp; Thừa phát lại; Quản lý, thanh lý tài sản.
-
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 1 ngày trước -
Khái niệm về thù lao luật sư? Thù lao luật sư được tính dựa trên căn cứ và phương thức gì?
Cập nhật 3 tháng trước -
Trường hợp nào luật sư không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý khi nhận vụ việc
Cập nhật 3 tháng trước -
Luật sư có được nhận hứa thưởng từ khách hàng hay không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Công ty Luật TNHH hay Công ty TNHH Luật được cung cấp dịch vụ pháp lý?
Cập nhật 7 tháng trước -
Mẫu Hợp đồng dịch vụ pháp lý và các nội dung chính trong hợp đồng được quy định như thế nào?
Cập nhật 1 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 14 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 15 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước