Khi nào được thôi Quốc tịch Việt Nam?
Thôi quốc tịch là một quyền cơ bản được quy định tại Luật Quốc tịch Việt nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.
1. Khi nào được thôi Quốc tịch Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014:
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. |
Pháp luật xây dựng quy định này dựa trên ý chí tự do, tự nguyện lựa chọn của mỗi công dân. Một công dân được phép xin thôi quốc tịch Việt Nam khi người đó có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Những trường hợp nào chưa/không được thôi quốc tịch?
Bên cạnh quyền thôi quốc tịch Việt Nam, pháp luật cũng quy định những trường hợp sau thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch như sau::
- Công dân đang nợ thuế với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
- Công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Công dân đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
- Công dân đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Công dân đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Ngoài ra, Khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Luật này cũng quy định những trường hợp không được thôi quốc tịch, bao gồm:
- Việc thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
3. Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
- Bản khai lý lịch;
- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ sau:
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Thời hạn thực hiện thủ tục thôi quốc tịch là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam, trình tự và thời hạn thực hiện cụ thể như sau:
- Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
- Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
- Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
-
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Cập nhật 7 tháng trước -
Đại biểu Quốc hội không được phép có 02 Quốc tịch từ 2020
Cập nhật 8 tháng trước -
Sẽ xem xét thông tin 'quốc tịch nước ngoài' của ông Phạm Phú Quốc
Cập nhật 8 tháng trước -
Lừa Vũ 'nhôm', hai bị cáo nhận án 8 và 12 năm tù
Cập nhật 1 năm trước -
Vụ Vũ 'nhôm' bị lừa: Việc khai đưa 700.000 USD là không chính xác?
Cập nhật 1 năm trước -
Filip Nguyễn chính thức nộp hồ sơ nhập tịch, chờ khoác áo đội tuyển Việt Nam
Cập nhật 1 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Vì sao sinh viên Luật thất nghiệp khi ra trường?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách tích lũy kinh nghiệm hành nghề cho sinh viên ngành Luật
Cập nhật 7 ngày trước -
10 công việc không thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
Cập nhật 6 ngày trước -
04 Lời nói dối kinh điển của Nhà tuyển dụng
Cập nhật 4 ngày trước -
Các cơ sở massage trá hình khiêu dâm kích dục sẽ bị xử lý ra sao theo quy định của pháp luật
Cập nhật 5 ngày trước -
06 Lỗi cử chỉ khi phỏng vấn cần khắc phục ngay
Cập nhật 4 ngày trước -
Tips chọn ngành học phù hợp với bản thân cho các bạn học sinh THPT
Cập nhật 6 ngày trước
-
Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2039
Cập nhật 3 giờ trước -
VKSND Tối cao phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong 1 vụ thi hành án
Cập nhật 3 giờ trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 8 giờ trước -
Pháp luật về chứng cứ điện tử tại Việt Nam
Cập nhật 11 giờ trước -
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Cập nhật 11 giờ trước -
Người đang chấp hành án phạt tù có ly hôn được không?
Cập nhật 11 giờ trước