Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam là điều kiện bắt buộc để Filip Nguyễn khoác áo ĐTVN thi đấp quốc tế. Tuy nhiên sau một thời gian dài tiến hành thủ tục này chưa thành công, Filip Nguyễn đã nhận được lời triệu tập lên Đội tuyển quốc gia Cộng hòa Séc. Vấn đề này đặt ra nhiều thắc mắc, liệu thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam quy định như thế nào? Tại sao thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam lại khó khăn với Filip Nguyễn như thế?
1. Điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam thì điều kiện để một người nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, một số điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật quốc tịch Việt Nam được quy định chi tiết như sau:
- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.
- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Với một số trường hợp đặc biệt, Luật quốc tịch Việt Nam quy định vẫn được nhập quốc tịch Việt Nam dù không đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều 19 như sau:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 10 Nghị định 16/2020/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu đối với người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là bản sao văn bằng, chứng chỉ để chứng minh người đó đã học bằng tiếng Việt tại Việt Nam ;
- Bản sao Thẻ thường trú: Một người xin nhập quốc tịch Việt Nam, phải có thời gian sinh sống làm việc trên lãnh thổ nước Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam...
3. Nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch ở đâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật quốc tịch 2008, Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Chiếu theo những phân tích như trên, có thể vấy vướng mắc lớn nhất trong thủ tục nhập quốc tịch của thủ môn Filip Nguyễn chính là việc Filip chưa có thẻ thường trú ở Việt Nam. Việc nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch theo quy định thì đích thân Filip phải là người thực hiện, không được ủy quyền cho người đại diện, điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.
-
Khi nào được thôi Quốc tịch Việt Nam?
Cập nhật 7 tháng trước -
Đại biểu Quốc hội không được phép có 02 Quốc tịch từ 2020
Cập nhật 8 tháng trước -
Sẽ xem xét thông tin 'quốc tịch nước ngoài' của ông Phạm Phú Quốc
Cập nhật 8 tháng trước -
Lừa Vũ 'nhôm', hai bị cáo nhận án 8 và 12 năm tù
Cập nhật 1 năm trước -
Vụ Vũ 'nhôm' bị lừa: Việc khai đưa 700.000 USD là không chính xác?
Cập nhật 1 năm trước -
Filip Nguyễn chính thức nộp hồ sơ nhập tịch, chờ khoác áo đội tuyển Việt Nam
Cập nhật 1 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 7 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 7 ngày trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 1 ngày trước -
Pháp luật về chứng cứ điện tử tại Việt Nam
Cập nhật 7 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 4 ngày trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 2 ngày trước
-
800 nghìn người Việt đang tham gia bán hàng đa cấp
Cập nhật 1 ngày trước -
Làm nghề giáo, phải thật sáng tạo
Cập nhật 1 ngày trước -
Cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội để thêm nhiều người hưởng lương hưu
Cập nhật 1 ngày trước -
Không đến phỏng vấn là không tôn trọng Nhà tuyển dụng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 1 ngày trước -
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 2 ngày trước