Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức thế nào? Nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì?

(có 1 đánh giá)

Tôi có thắc mắc liên quan đến Liên đoàn luật sư Việt Nam. Cho tôi hỏi Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức thế nào? Nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.H ở Lâm Đồng.

Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức thế nào?

Căn cứ Điều 64 Luật Luật sư 2006, khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về Liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:

Liên đoàn luật sư Việt Nam

1. Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.

Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Liên đoàn luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.

2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có Điều lệ.

Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.”

Theo quy định trên, Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư.

Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.

Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức thế nào? Nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì?

Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức thế nào? Nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì?

Liên đoàn luật sư Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 65 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam

(1). Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Đoàn luật sư, các luật sư trong phạm vi cả nước.

(2). Giám sát luật sư, Đoàn luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam; đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

(3). Ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không được trái với Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

(4). Tổ chức đào tạo nghề luật sư; xây dựng chương trình và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư.

(5). Tổ chức kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

(6). Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có uy tín, có nhiều cống hiến trong hoạt động nghề nghiệp.

(7). Quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa, mẫu giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư; hướng dẫn việc thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ luật sư.

(8). Quy định việc miễn, giảm thù lao, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của luật sư.

(9). Quy định khung phí tập sự hành nghề luật sư, khung phí gia nhập Đoàn luật sư, phí thành viên.

(10). Hướng dẫn và giám sát thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư.

(11). Cho ý kiến về đề án tổ chức đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư; chỉ đạo đại hội của Đoàn luật sư.

(12). Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của pháp luật.

(13). Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

(14). Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư.

(15). Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

(16). Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư.

(17). Phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội, phương án nhân sự bầu các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

(18). Báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động của luật sư trong phạm vi toàn quốc và tổ chức, hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, kết quả đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu; gửi Bộ Tư pháp nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

(19). Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Liên đoàn luật sư Việt Nam có những cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 66 Luật Luật sư 2006, khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:

Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam

1. Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam gồm có:

a) Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam;

b) Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc;

c) Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc;

d) Các cơ quan khác do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.”

Như vậy, Liên đoàn luật sư Việt Nam có những cơ quan sau:

+ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

+ Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc.

+ Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc.

+ Các cơ quan khác do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

(có 1 đánh giá)
Trần Thị Tuyết Vân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.325