Luật sư và Pháp chế doanh nghiệp: Khác nhau thế nào?
Xin cho em hỏi là luật sư và pháp chế doanh nghiệp khác nhau chỗ nào? - Minh Phúc (Quảng Ninh)
Bạn đang phân vân giữa nghề luật sư và pháp chế doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh và đối chiếu hai nghề này, từ đó tìm ra con đường phù hợp với năng lực và sở thích của mình.
1. Giới thiệu về nghề luật sư và pháp chế doanh nghiệp
Căn cứ Điều 2 Luật Luật sư 2006 thì Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Còn pháp chế doanh nghiệp là một bộ phận trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Người làm pháp chế thường chịu trách nhiệm soạn thảo, rà soát hợp đồng, tư vấn pháp lý cho các bộ phận trong doanh nghiệp, tham gia giải quyết tranh chấp.
2. Vai trò của luật sư trong hệ thống pháp luật
Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội.
Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật.
Ngoài ra, luật sư còn tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, đóng góp ý kiến vào các dự án luật mới.
Luật sư và Pháp chế doanh nghiệp: Khác nhau thế nào? (Hình từ Internet)
3. Chức năng của pháp chế doanh nghiệp trong tổ chức
Công việc của pháp chế doanh nghiệp không có khuôn mẫu chung, mỗi doanh nghiệp sẽ có những khác biệt nhất định, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh, quy mô hoạt động… của doanh nghiệp.
Có thể nhóm công việc của pháp chế doanh nghiệp thành các đầu mục sau:
- Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội dung, quy chế của doanh nghiệp, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp: Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động.
- Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: Trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn.
4. So sánh nghề luật sư và pháp chế doanh nghiệp
Dưới đây là bảng so sánh nghề luật sư và chuyên viên pháp chế:
Luật sư | Chuyên viên pháp chế |
Luật sư có thể làm rất nhiều loại nghề nghiệp trong lĩnh vực như: Chuyên viên pháp chế, Cố vấn pháp lý, Điều hành hãng Luật, Công chứng viên (nếu đủ điều kiện), Quản tài viên,… | Chuyên viên pháp chế là một trong các lựa chọn nghề nghiệp của Luật sư và không bị giới hạn về điều kiện pháp lý để hành nghề. Thậm chí, người không tốt nghiệp cử nhân ngành luật cũng có thể trở thành Chuyên viên pháp chế nếu có các hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết! |
Luật sư cung cấp dịch vụ và hưởng thù lao theo vụ việc hoặc phí dịch vụ thường xuyên theo tháng trong thời hạn Hợp đồng dịch vụ | Chuyên viên pháp chế làm việc theo hợp đồng lao động và hưởng lương hàng tháng, có thể nhận được các khoản thưởng theo KPIs hoặc hiệu suất làm việc theo Chính sách của Doanh nghiệp nơi làm việc. |
Một luật sư có nhiều hơn một khách hàng/thân chủ. Vì vậy, thời gian của họ với khách hàng của họ bị phân chia và họ sẽ không có mặt khi bạn cần nếu họ ở cùng khách hàng khác của họ. Cần phải đặt hẹn! | Một Doanh nghiệp có Pháp chế sẽ ổn định hơn có một Luật sư riêng vì Pháp chế chỉ làm cho 1 Doanh nghiệp tại một thời điểm. |
Luật sư không chỉ giúp khách hàng các vấn đề pháp lý, Luật sư còn giúp khách hàng phát triển kinh doanh. | Pháp chế chỉ giúp Doanh nghiệp giải quyết vấn đề pháp lý. Pháp chế không tham gia hoặc giúp Doanh nghiệp phát triển kinh doanh ở bất cứ hình thức nào. |
Luật sư có thể làm việc trong nhiều ngành luật khác nhau và có năng lực chuyên môn đa dạng. | Do làm việc trong một môi trường Doanh nghiệp duy nhất, nên Pháp chế thường chỉ tốt năng lực chuyên môn ở một số lĩnh vực cụ thể. |
Luật sư có thể thay đổi công việc của mình rất nhanh. | Pháp chế khó thay đổi công việc do giới hạn bởi Hợp đồng lao động và cơ hội công việc theo lĩnh vực kinh nghiệm. |
Luật sư có mối quan hệ rộng và đa dạng không chỉ trong lĩnh vực pháp lý, bởi việc tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau trong cùng thời điểm. | Pháp chế có mối quan hệ không rộng và đa dạng như Luật sư do giới hạn về môi trường và lĩnh vực làm việc trong cùng thời điểm. |
Luật sư có khả năng tự động hóa công việc và tự do về thời gian và tài chính dễ dàng. | Pháp chế khó có thể tự do về thời gian và tài chính, cho đến khi đã đạt cấp bậc đủ lớn, và có tham gia đầu tư lĩnh vực khác ngoài công việc họ làm. |
Tags:
Luật sư và pháp chế doanh nghiệp Khác nhau thế nào Luật sư pháp chế doanh nghiệp Luật Luật sư 2006-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 20 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 20 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước