Mạnh thường quân có quyền khởi kiện Hoài Linh về việc chậm trễ tiền từ thiện?

Ồn ào từ thiện của NS Hoài Linh vẫn chễm chệ trên các trang báo lớn mà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Mới đây nhất là một cư dân mạng (FB:P.N) tuyên bố bản thân được một mạnh thường quân ủy quyền để khởi kiện Hoài Linh ra tòa với tội danh lừa đảo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Để củng cố niềm tin của mọi người P.N còn đăng tải ảnh chụp biên lai chứng minh giao dịch chuyển khoản 300 triệu đồng đến tài khoản của Hoài Linh để ủng hộ người dân miền Trung cùng đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra TP.Thủ Đức - nơi Hoài Linh đang sinh sống.

Cho mọi người chưa biết thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù với mức cao nhất là chung thân, bị phạt tiền mức cao nhất là 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc tịch thu tài sản.

Quay lại câu chuyện từ thiện của NS Hoài Linh

Từ thiện vốn không phải một câu chuyện minh bạch có hợp đồng giao dịch, có thoả thuận với nhau rõ ràng. Đây chỉ đơn giản là một thủ tục xuất phát từ tình thương, yếu tố tâm tình là giúp đỡ những người hoạn nạn nói như cô Phương Hằng thì công chúng dựa vào niềm tin đối với nghệ sĩ rồi ủy quyền nhờ họ mang số tiền của mình gửi đến người nghèo người khổ. Vậy nên rất khó có căn cứ để tố giác NS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chưa kể muốn cấu thành tội danh này cần phải xác định có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hay mục đích, động cơ để chiếm đoạt số tiền 14 tỉ đó. Điều này thật sự rất khó vì số tiền này hiện tại vẫn còn nằm nguyên trong Tài khoản (như NS Hoài Linh đã đính chính)

Trong trường hợp của nghệ sĩ Hoài Linh, chưa có dấu hiệu của vi phạm pháp luật nhưng mục đích của việc kêu gọi đóng góp chưa hoàn thành, gây mất niềm tin đến khán giả vị người đóng góp ủy quyền từ thiện đó có thể khởi kiện dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với hành động kêu gọi đóng góp nhưng không giải ngân ủng hộ đến người cần một cách nhanh nhất hiệu quả nhất. Đồng thời cũng phải chứng minh được thiệt hại xảy ra đối với việc chậm trễ phát tiền từ thiện này ví dụ: tổn thất về tinh thần, thiệt hại tài sản, thiệt hại sức khỏe,… / Xác định được lỗi của người gây ra thiệt hại (lỗi cố ý, lỗi vô ý). Xác định mối quan hệ nhân quả mà mà hành vi và thiệt hại xảy ra thì mới có đủ căn cứ để yêu cầu bị đơn phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh vấn đề cá nhân vận động đóng góp, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Luật hiện nay không điều chỉnh và đây chỉ là quan hệ dân sự. Có thể NS Hoài Linh không vi phạm pháp luật tuy nhiên hành động này đã làm ảnh hưởng lớn đến danh tiếng cũng như mất niềm tin trong lòng khán giả.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.774 
Việc làm mới nhất