Người lao động vẫn đi làm sau khi hưởng lương hưu có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Hiện nay, người lao động vẫn đi làm sau khi hưởng lương hưu có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Ngoài ra, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có được thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động không? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Mai ở Long Thành.
- Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có được thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động không?
- Người lao động vẫn đi làm sau khi hưởng lương hưu có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có được nhận thêm khoản tiền nào không?
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có được thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo Điếu 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”
Theo đó, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Người lao động vẫn đi làm sau khi hưởng lương hưu có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Người lao động vẫn đi làm sau khi hưởng lương hưu có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tại khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Quy định chuyển tiếp
…
4. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất; người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
5. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày Luật này có hiệu lực thì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Luật này.
6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.
7. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11.
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, người lao động vẫn đi làm (giao kết hợp đồng lao động) sau khi hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (do không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có được nhận thêm khoản tiền nào không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
“Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tags:
người lao động hưởng lương hưu tham gia bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bảo hiểm xã hội người lao động cao tuổi-
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Trách nhiệm của người lao động khi nghỉ việc là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Cập nhật 6 ngày trước -
Những việc cần làm trước khi nghỉ việc? Người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
Cập nhật 6 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc phổ biến khiến người lao động quyết định rời bỏ công việc
Cập nhật 20 ngày trước -
Công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão Yagi không?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 7 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 4 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 4 ngày trước
-
Nhiệm vụ của luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì?
Cập nhật 3 giờ trước -
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 1 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 3 ngày trước