Pháp lý là gì? Đặc điểm của pháp lý

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi pháp lý được hiểu là gì và cách nhận biết thế nào là tình huống pháp lý? Có ví dụ cụ thể nào hay không? - Tâm Minh (Bình Dương)

Khái niệm pháp lý được sử dụng rộng rãi với nghĩa là pháp lý chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo quy định pháp luật. Vậy pháp lý là gì? Đặc điểm của pháp lý ra sao?

Pháp lý là gì? Đặc điểm của pháp lý

Pháp lý là gì? Đặc điểm của pháp lý (Hình từ internet)

1. Pháp lý là gì?

Có thể hiểu pháp lý là sự lý luận, nguyên lý về pháp luật, là vận dụng các quy định của pháp luật của các chủ thể trong đời sống.

Pháp lý là những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia do đó có thể nói pháp lý là một khái niệm rộng hơn so với pháp luật, bao gồm cả các lý lẽ, lẽ phải.

Pháp lý chỉ những lý lẽ theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội.

2. Các đặc điểm của pháp lý

Các đặc điểm của pháp lý bao gồm như sau:

- Pháp lý liên quan mật thiết đến hệ thống các quy phạm pháp luật và mọi lý lẽ, cơ sở hoặc căn cứ đều phải dựa vào pháp luật. Nếu thiếu các quy phạm pháp luật thì không thể thảo luận về tính đúng sai hoặc tính hợp pháp của một hành vi.

Ví dụ: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người vi phạm pháp luật phải chịu trên cơ sở những quy định cụ thể trong pháp luật tương ứng với lĩnh vực đó.

Tình huống: A lái xe trên đường vi phạm giao thông với lỗi “đi sai làn và gây tai nạn”, do đó A phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật với hình phạt tiền.

- Pháp lý là cơ sở hình thành nên pháp luật hoặc các khía cạnh liên quan đến pháp luật.

Ví dụ: Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

- Pháp lý là cơ sở lý luận và sự áp dụng khoa học thực tiễn về pháp luật, giúp thực hiện nghiên cứu một cách có hệ thống. Pháp lý được coi là hệ quả tất yếu của pháp luật.

Ví dụ: Trong nhiều trường hợp, các quy định pháp luật gây khó hiểu, nhầm lẫn trong việc áp dụng. Vì vậy, nhà nước đã cho phép thành lập các tổ chức tư vấn pháp lý hoặc trợ giúp về mặt pháp lý để có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp này, thuật ngữ “tư vấn pháp lý” hay “trợ giúp pháp lý” sẽ được sử dụng thay cho cụm từ “tư vấn pháp luật” hoặc “trợ giúp pháp luật.

3. Phân biệt pháp lý và pháp luật

Do pháp luật và pháp lý có mối quan hệ qua lại, tác động, phụ thuộc lẫn nhau nên thường rất khó phân biệt giữa “pháp luật” và “pháp lý”. Từ các cách ứng xử mang tính pháp lý, pháp luật mới được ra đời trong khi pháp luật chính là cơ sở để thúc đẩy việc hình thành ngành khoa học pháp lý – ngành khoa học có mục đích nghiên cứu tìm ra các nguồn gốc, những nguyên lý cơ bản của pháp luật cũng như vận dụng các lý lẽ đã được quy định bởi pháp luật.

Với ý nghĩa trên, sử dụng hai khái niệm “pháp luật” – “pháp lý” sẽ không thể tùy tiện theo cảm xúc mà đòi hỏi tính chính xác, phù hợp. Vì vậy, để sử dụng từ “pháp luật” hay “pháp lý” một cách phù hợp, ta phải dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể hoặc dựa vào các từ điển pháp luật để sử dụng các thuật ngữ chính xác, phản ánh đúng mục đích, bản chất của sự việc, hiện tượng.

Ví dụ: Khi một vụ tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực giao thông, pháp luật đề cập đến các luật và quy định về quyền ưu tiên giao thông. Trong khi đó, pháp lý có thể tập trung vào nghiên cứu các lý thuyết về quyền ưu tiên giao thông và cách mà các quy định pháp luật dựa trên những lý lẽ này.

(có 1 đánh giá)
Tô Quốc Trình
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.168 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý