Tại sao phải cứu người đang chờ thi hành án tử hình tự sát?
“Tại sao phải cứu sống người đang chờ thi hành án tử hình tự sát?”, đó là câu hỏi của không ít người. thăc mắc này thoạt nghe cũng có sơ sở logic, bởi về mặt lý thuyết thì những người này đã bị tuyên án, bản án đã có hiệu lực. Theo cách nói thông thường thì “đằng nào cũng chết”. Thì tại sao lại cứu họ?
Thứ nhất, pháp luật bắt buộc ta phải cứu họ
Việc tước đoạt mạng sống của người bị tuyên án tử hình bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của Luật thi hành án hình sự. Người chịu án đang chờ thi hành án có nghĩa là những thủ tục thi hành án chưa được thực hiện. Có nghĩa là quyền được sống của người chịu án vẫn phải được đảm bảo theo Điều 19 Hiến pháp 2013.
Chính vì tại thời điểm tự sát, người đang chờ thi hành án tử hình có quyền vẫn có quyền được sống. cho nên, khi tính mạng của họ bị nguy hiểm thì những người xung quanh, những người phát hiện phải cứu sống họ. Pháp luật cũng có quy định ràng buộc nghĩa vụ này.
Cụ thể tại Điều 132 BLHS 2015 quy định:
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Thứ hai, vụ án liên quan có thể có tình tiết mới có thể thay đổi bản chất vụ án
Không riêng gì hoạt động tố tụng hình sự, mà bất kể việc gì khi thực hiện đều có thể sai sót. Đặc biệt tình trạng án oan, sai ở Việt Nam đang không phải là chuyện hiếm gặp. Cho nên một người mặc dù bị tuyên án tử hình thì vẫn còn một khả năng, xác suất (dù rất nhỏ) được minh oan khi vụ án phát hiện tình tiết mới.
Điểm c Khoản 1 điều 31 Luật thi hành án hình sự 2019 cũng quy định trường hợp phải hoãn thi hành án tử hình người bị kết án khai ra tình tiết mới liên quan tới vụ án.
Chính vì vậy, nếu suy nghĩ rằng “đằng nào cũng chết thì cứu làm gì” sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nghiêm minh của pháp luật và có thể dẫn đến trường hợp bỏ lọt tội phạm, xử không đúng người, đúng tội.
Thứ ba, cứu người để đảm bảo sự nghiêm minh của Bộ luật hình sự
Điều 31 Bộ luật Hình sự quy định về mục đích của hình phạt. Cụ thể như sau:
Điều 31. Mục đích của hình phạt Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. |
Hình phạt tử hình tại BLHS không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội. Mà bên cạnh đó còn có mục đích giáo dục, tuyên truyền pháp luật. Giáo dục, tuyên truyền ở đây là dành cho xã hội. Ví dụ, hành vi giết người án cao nhất là tử hình. Khi giữ mức án tử hình, những người ngoài xã hội nhìn vào sẽ có sự “sợ hãi” và từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cực lên suy nghĩ của cộng đồng. Tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của hình phạt tử hình được đảm bảo. Án tử hình ngăn ngừa các thành viên khác trong xã hội không phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Lê – Nin từng nói,
“Tác dụng của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt nặng hay nhẹ mà là ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng phải chịu hình phạt”
Câu nói này thể hiện sự công bằng của pháp luật. Mọi tội phạm bị tuyên án tử hình phải được xử phạt như nhau. Sẽ không có chuyện “đằng nào cũng chết” trong quá trình xét xử, thi hành án. Việc tự tước bỏ tính mạng của mình không phải là hình phạt của pháp luật hiện nay.
Chính vì vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù là chưa bị xem là có tội hoặc đã bị tuyên án tử hình (đang chờ thi hành án) thì sự trả giả của kẻ thủ ác vẫn phải đảm bảo được thực hiện theo quy định của pháp luật.
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 7 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 4 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 4 ngày trước
-
Nhiệm vụ của luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì?
Cập nhật 5 giờ trước -
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 1 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 3 ngày trước