Thế nào là bằng đại học chính quy? Điểm khác nhau giữa hệ chính quy và không chính quy
Tôi muốn biết thế nào là bằng đại học chính quy? Người đào tạo hệ chính quy với hệ không chính quy khác nhau ở điểm nào? - Đức Hùng (Hà Giang)
Hiện nay, bằng đại học hệ chính quy và bằng đại học hệ không chính quy có giá trị giống như nhau. Tuy vậy hệ chính quy và hệ không chính quy vẫn có sự khác nhau, giúp người học có thể lựa chọn con đường học vấn phù hợp cho mình.
1. Thế nào là bằng đại học chính quy?
Bằng đại học chính quy được hiểu là loại văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo hệ chính quy tại cơ sở giáo dục đại học theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
Bằng đại học chính quy sẽ do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ đại học.
Lưu ý rằng giám đốc đại học cấp bằng đại học chính quy cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
Thế nào là bằng đại học chính quy? Điểm khác nhau giữa hệ chính quy và không chính quy (Hình từ Internet)
2. Điểm khác nhau giữa hệ chính quy và không chính quy
2.1. Hệ chính quy là gì?
* Khái niệm
Hệ chính quy (hay còn gọi là hình thức chính quy) là hệ đào tạo tập trung theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Cụ thể, người học sẽ học theo hình thức tập trung ở trên lớp (học vào các buổi sáng hoặc buổi chiều), chương trình học và các hoạt động khác đều sẽ do cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể.
Người học ở đây được gọi là sinh viên, là những người đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT và đã trúng tuyển vào cơ sở giáo dục đại học theo nguyện vọng mà các bạn sinh viên đã đăng ký trước đó.
* Chương trình học của đại học hệ chính quy
Chương trình học của đại học hệ chính quy chủ yếu bao gồm khối kiến thức đại cương và khối kiến thức chuyên ngành.
Trong hai khối kiến thức này sẽ có những học phần, tín chỉ tương ứng với khối lượng kiến thức nhất định của một môn học để sinh viên có thể tiếp thu tương đối trọn vẹn trong quá trình học.
Thông thường học phần tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ có khối lượng từ 2 đến 5 tín chỉ và sẽ được gắn một mã riêng và cụ thể do trường đã quy định sẵn được dùng nhằm mục đích để gọi tên lớp và dùng để phân biệt với nhiều lớp khác.
Trong đó, học phần của đại học hệ chính quy được phân thành hai loại là học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
- Học phần bắt buộc được hiểu cơ bản chính là những học phần mà các bạn sinh viên sẽ cần phải học và do nhà trường đã có sự sắp xếp từ trước. Học phần bắt buộc cũng sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết nhất và là nền tảng quan trọng cho các bạn sinh viên để các bạn làm các công việc chuyên môn sau này.
- Học phần tự chọn được hiểu cơ bản chính là những học phần chứa đựng kiến thức liên quan đến những chuyên ngành. Sinh viên sẽ dựa theo định hướng chuyên ngành mà mình mong muốn theo học để thông qua đó sẽ có thể lựa chọn hoặc lựa chọn theo hướng dẫn của nhà trường.
* Thời gian đào tạo của hệ chính quy
Các cơ sở giáo dục đại học hệ chính quy đào tạo tính theo khóa học và năm học. Thời gian học tập cơ bản của các bạn sinh viên theo hệ chính quy thường dao động từ 4 năm đến khoảng 6 năm (tùy từng trường) và sẽ thường trải qua 2 học kỳ trong một năm học.
Bên cạnh hai học kỳ chính như đã nói bên trên, các cơ sở giáo dục đại học hệ chính quy cũng có thể tổ chức thêm một học kỳ hè để người học (sinh viên) có cơ hội được học lại, thi lại đối với các học phần có kết quả chưa tốt trong năm học vừa rồi để nhằm mục đích có thể cải thiện điểm số của mình.
Hoặc có thể rút ngắn thời gian học của mình bằng cách đăng ký học bổ sung các môn chưa học trong kỳ học hè của đại học hệ chính quy. Kỳ học hè (hay chúng ta còn có thể gọi là kỳ học 3) này là kỳ học không bắt buộc đối với người học (sinh viên).
Căn cứ cụ thể vào khối lượng kiến thức theo quy định của chương trình học của từng chuyên ngành, các trường đại học hệ chính quy cũng sẽ phân bổ số lượng học phần sao cho phù hợp cho từng năm học và từng học kỳ cụ thể.
2.2. Hệ không chính quy là gì?
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu học tập của mọi thành phần càng cao. Khi đó, họ sẽ lựa chọn hình thức học tập linh hoạt, phù hợp với thời gian, công việc của mình. Điều đó dẫn đến các hình thức học tập của hệ không chính quy ra đời.
Có rất nhiều chương trình đào tạo theo hệ không chính quy có thể kể đến như các hình thức: đào tạo tại chức, đào tạo liên kết, đào tạo hệ vừa học vừa làm, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến (E-learning) đã ngày càng phát triển hiện nay.
Ví dụ:
- Hệ đào tạo vừa làm vừa học là loại hình đào tạo dành cho đại đa số người vừa đi học vừa đi làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một chương trình đại học khác để phù hợp với công việc đang làm…Người học có thể vừa đi làm vừa sắp xếp để tham gia các lớp học vào các buổi tối.
- Liên thông đại học là một hình thức học nâng cao trình độ, dành cho những người đã tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp bằng đại học.
- Giáo dục bằng cấp từ xa là một hệ thống cung cấp cơ sở tuyển sinh trên nền tảng số thông qua các chương trình học từ xa và trực tuyến. Các học viên được trang bị các tài liệu học tập trên hệ thống E-learning của trung tâm hay các cơ sở giáo dục.
Đây là một cách tiết kiệm để theo đuổi giáo dục đại học và nó rất phù hợp với những người thuộc tầng lớp lao động cũng như những người sống ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, hay những người không có cơ hội học tập tại cơ sở chính quy.
Chương trình học tập của người học theo hệ chính quy sẽ tinh gọn rất nhiều so với hệ chính quy nhằm giúp người học rút ngắn thời gian học tập, phù hợp với nhu cầu và mức độ tiếp thu kiến thức ở mức tổng quát, vừa đủ phục vụ cho công việc hằng ngày, vị trí làm việc của mình.
Theo Luật Giáo dục 2019 đã quy định bằng đại học hệ chính quy và bằng đại học hệ không chính quy có giá trị giống như nhau.
Tuy nhiên, căn cứ trên thực tế nhiều các chủ thể là những nhà tuyển dụng vẫn sẽ thường có sự đánh giá bằng đại học hệ chính quy cao hơn bằng đại học hệ không chính quy bởi vì, khi các bạn sinh viên được đào tạo theo hệ chính quy thì sẽ thường là những người có điểm đầu vào cao, các bạn sinh viên này thường sẽ dành thời gian tập trung tối đa cho việc học tại trường đại học tốt hơn so với những người không học chính thức tại các trường
Tags:
bằng đại học chính quy hệ chính quy không chính quy cơ sở giáo dục đại học bằng đại học hệ không chính quy-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 16 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 16 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước