Thi gì để học luật? Tìm hiểu chi tiết về Ngành Luật

(có 3 đánh giá)

Luật là ngành học được khá đông các bạn học sinh cuối cấp quan tâm. Đây được đánh giá là ngành “hot” với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy bạn đã hiểu hết ngành học này chưa? Hãy để NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT giải đáp thắc mắc giúp bạn.

Ngành Luật là gì?

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…

Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân...

Các khối thi Ngành Luật xét tuyển

Ngành Luật xét tuyển rất đa dạng vì những người học luật đều cần khả năng tư duy, suy luận phân tích nên cơ hội học luật trải dài cho các bạn theo học và lựa chọn thi các khối phổ biến như sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01(Toán,Lý, Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Anh)
  • D02
  • D03 (Văn, Toán, Tiếng Pháp)
  • D06 (Văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)

Nên chọn thi khối nào để tỉ lệ đậu cao?

Việc chọn môn thi khối thi phụ thuộc vào khả năng của từng bạn học sinh. Cơ hội trúng tuyển Ngành Luật trải dài cho các thi sinh dự thi nên không có thống kê hay chứng minh nào xác định thôi 1 khối nhất định  sẽ có khả năng đậu cao. Nếu thi về tự nhiên chọn A00, A01; nếu các bạn học sinh có khả năng phân tích tư duy, ghi nhớ lâu thì chọn khối C00; Các bạn có năng khiếu ngoại ngữ và vững căn bản cả ban tự nhiên ban xã hội thì chọn các khối D01, D02, D03, D06.

Chương trình đào tạo Ngành Luật

Khi trúng tuyển vào Ngành Luật của các trường đại học trên khắp cả nước các bạn sinh viên sẽ được học chương trình với số lượng kiến thức và các môn học như sau:

  • Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tâm lý học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Lý luận về nhà nước và pháp luật
  • Luật hành chính
  • Luật hiến pháp
  • Lịch sử nhà nước và pháp luật
  • Luật dân sự
  • Luật hình sự
  • Luật thương mại
  • Luật tài chính
  • Luật ngân hàng
  • Luật hôn nhân và gia đình
  • Luật lao động..

Khi phân chia chuyên ngành Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành Chính,… sinh viên sẽ được học chuyên sâu về ngành mà mình đã chọn. Ngoài ra còn các môn học về kỹ năng như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng làm việc nhóm,… Tùy chương trình đào tạo của từng trường đại học mà có sự thay đổi nhất định.

Điểm chuẩn ngành Luật

Các bạn có thể tham khảo điểm chuẩn Ngành Luật qua từng năm. Điểm chuẩn năm 2020 được đính kèmtại đây.

Nhìn chung trong năm 2020  mức điểm chuẩn của ngành này giao động từ 18 – 28 điểm tùy trường, tùy khối xét theo kết quả thi THPT Quốc Gia.

Các trường đào tạo Ngành Luật

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường đào tạo Ngành Luật uy tín trải dài từ Bắc đến Nam vì thế sẽ gia tăng cơ hội chọn lựa cho phụ huynh và học sinh. Một số trường đại học đào tạo Ngành Luật tiêu biểu như là:

  • Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Tòa án
  • Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Vinh
  • Đại học Luật - Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Cán bộ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Tôn Đức Thắng

Cơ hội việc làm Ngành Luật

Cơ hội việc làm cho sinh viên luật mới ra trường tương đối rộng và nhiều. Đây ngành nghề có nhiều triển vọng và phát triển tương lai. Bạn có thể làm việc trong các cơ quan tổ chức hành chính nhà nước hoặc các doanh nghiệp, công ty tư nhân với mức lương khá hấp dẫn

Các công việc tiêu biểu như: Luật sư, Công chứng viên, Thư ký, Trợ lý luật sư, Nhân viên pháp chế, Pháp chế Ngân hàng, Giáo viên/ giảng viên luật, Cán bộ nghiên cứu pháp luật,…

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về Ngành Luật mà chúng tôi gửi đến bạn. Hi vọng bài viết phần nào giúp cho bạn có sự lựa chọn đúng đắn trên con đường học tập và nghề nghiệp của mình.

(có 3 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.106