Báo cáo viên pháp luật có thể bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Cho tôi hỏi: Với chức danh báo cáo viên pháp luật thì việc miễn nhiệm chức danh này được thực hiện trong những trường hợp nào? Văn bản đề nghị miễn nhiệm chức danh này cần phải gửi cho cơ quan nào và thời hạn giải quyết là bao lâu? câu hỏi của anh Nam (Hà Nội).

Báo cáo viên pháp luật có thể bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Tạikhoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BTPquy định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật như sau:
Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
1. Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật bao gồm:
a) Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
b) Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
đ) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
g) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
...
Chiếu theo quy định này thì báo cáo viên pháp luật sẽ miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, cụ thể gồm các tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
+ Có khả năng truyền đạt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
- Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Báo cáo viên pháp luật có thể bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được gửi cho cơ quan nào? Gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật như sau:
Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
...
2. Báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.
Văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm:
a) Họ và tên;
b) Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
c) Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
d) Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
...
Theo đó, văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật sẽ gửi đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.
Cũng theo quy định này thì văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên phải bao gồm các nội dung sau:
- Họ và tên;
- Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.
Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được ban hành sau bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật như sau:
Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm, cơ quan có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Quyết định miễn nhiệm được gửi tới Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm và báo cáo viên pháp luật bị miễn nhiệm; được công bố công khai theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
Trường hợp văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đầy đủ các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.
Chiếu theo quy định này thì quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật sẽ được ban hành trong vòng 05 ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ, lễ, tết) kể từ khi nhận được văn bản đề nghị.
-
Có miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng khi tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải có bằng cử nhân luật không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có cơ cấu số lượng thế nào?
Cập nhật 3 tháng trước -
Số lượng báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành tối thiểu là bao nhiêu và do ai quyết định?
Cập nhật 3 tháng trước -
Báo cáo viên pháp luật là chức danh gì? Đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 7 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 6 ngày trước -
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?
Cập nhật 6 ngày trước -
Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất?
Cập nhật 5 giờ trước -
Luật sư sao chụp tài liệu vụ án hình sự có thể phải trả 1.500 đồng/trang A4?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục giải thể như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager
Cập nhật 2 ngày trước -
Hồ sơ đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước