Cấm kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ thuê sẽ như thế nào?
Chiều ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư sửa đổi 2020. Theo đó, có điểm đáng lưu ý là đưa ngành nghề “đòi nợ thuê” vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. Điều này sẽ gây ra những hệ quả pháp lý lớn với những doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.

1. Đòi nợ thuê là một ngành nghề được pháp luật quy định
“Đòi nợ thuê” là từ ngữ thường gọi trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Đúng thuật ngữ pháp lý theo quy định Nghị định 104/2007/NĐ-CP thì ngành nghề này được gọi là nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Khi đăng ký kinh doanh thì đăng ký mã ngành cấp 4 là 8291: Hoạt động hỗ trợ thanh toán, tín dụng.
Hình từ Internet
Trước đây, để hoạt động kinh doanh đòi nợ thuê thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP như:
- Điều kiện về vốn điều lệ: 2 tỷ đồng;
- Điều kiện về quản lý;
- Điều kiện về nhân sự;
- Điều kiện về an ninh trật tự.
…
2. Khi bị cấm thì doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đòi nợ sẽ như thế nào?
Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp sẽ đặt ra.
Trong thời gian tới, có thể các cơ quan chức năng sẽ ban hành hàng loạt các văn bản quy định để điều chỉnh những vấn đề pháp lý liên quan. Nhưng tính tới thời điểm hiện tại, câu trả lời cho những doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ đòi nợ là từ nay cho tới điểm Luật đầu tư sửa đổi 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp có thời gian để chuẩn bị cho 02 phương án:
- Chuyển đổi ngành nghề kinh doanh:
Hiến pháp 2013 quy định, mọi người được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Như vậy, khi ngành nghề đòi nợ thuê bị cấm bởi Luật thì doanh nghiệp có trách nhiệm chấm dứt hoạt động ngành nghề đòi nợ thuê theo đúng thời hạn quy định. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi ngành nghề hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- Giải thể doanh nghiệp:
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nhận thấy không thể chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc không muốn kinh doanh dịch vụ khác thì có thể đăng ký giải thể công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Tags:
đòi nợ thuê cấm đòi nợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ngành nghề kinh doanh Trương Nguyễn Thạch-
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 2 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Cách phân biệt công ty luật và công ty thông thường
Cập nhật 14 giờ trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Văn phòng Chính phủ tuyển dụng công chức năm 2023 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP
Cập nhật 20 giờ trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước