Có được yêu cầu người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa không?
Tôi hiện là người lao động của một doanh nghiệp và mới sinh con được 8 tháng. Sắp tới công ty tôi có dự án mới và cần điều động một vài nhân viên đi công tác xa. Vậy cho hỏi trong trường hợp này tôi có quyền từ chối đi không? Câu hỏi của chị Hân (Gia Lai).

Có được yêu cầu người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa không?
Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Theo quy định này thì người sử dụng lao động không được cử người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Như vậy, đối chiếu với thông tin bạn cung cấp thì bạn được quyền từ chối nếu công ty cử bạn đi công tác xa khi bạn đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.
Có được yêu cầu người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa không? (Hình từ Internet)
Cử người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa trái luật bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
...
Đối chiếu với quy định này thì trường hợp người sử dụng lao động cử người lao động nuôi con dưới 2 tháng tuổi đi công tác xa khi chưa có sự đồng ý của họ thì sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử lý hành chính với hành vi này là mức phạt áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân, với tổ chức (công ty, doanh nghiệp,...) mức phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp cử người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa trái luật không?
Tại Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân với các vi phạm được quy định tại Nghị định này như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử lý vi phạm hành chính tối đa áp dụng khi cử người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa trái luật là 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp (thấp hơn mức xử phạt hành chính tối đa mà Chỉ tịch UBND cấp tỉnh có quyền xử phạt trong lĩnh vực lao động).
Do đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp cử người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa trái luật
-
Công ty có được giam lương vì người lao động nghỉ việc trước hạn không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Công ty có được quyền giữ lương của người lao động hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cách tính lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc đúng không?
Cập nhật 3 ngày trước
-
Các vị trí trong công ty Luật hiện nay
Cập nhật 6 ngày trước -
Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?
Cập nhật 2 ngày trước -
Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa được quy định như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước -
Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan nào là lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn?
Cập nhật 4 ngày trước -
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu và thời gian thử việc có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Công ty có được giam lương vì người lao động nghỉ việc trước hạn không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Cập nhật 17 giờ trước -
Công ty có được quyền giữ lương của người lao động hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước