Công an được quyền bắt người khi nào?

Tôi biết là cư dân mạng vẫn đang ngày ngày uống thuốc trợ tim để hóng drama. Những lỗ hổng trong lời nói hay cách hành xử đều được đưa nên bàn cân phân tích mổ xẻ ngay lập tức. Và hôm nay vấn đề tôi muốn đề cập đến là một khía cạnh nhỏ trong drama giữa cô Phi Nhung và Hồ Văn Cường.

Phát ngôn mới của quản lý Hồ Văn Cường với truyền thông về việc giọng ca nhí lên tiếng xin lỗi khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng. Cụ thể: "Nếu Cường không đứng ra xin lỗi thì công an bắt ngay, Công an cho Cường tại ngoại để họ điều tra vì Cường là người đưa thông tin ra ngoài”

Câu trả lời của Diễm Phạm khiến netizen không giấu được sự bất ngờ nhiều người không hiểu Cường đã làm gì sai đến nỗi bị bắt, thậm chí, cậu còn là nạn nhân trong việc bị rò rỉ thông tin riêng tư.

Dưới góc nhìn pháp luật tôi sẽ phân tích lời nói của quản lý là sai, nó giống như là hù con nít vậy đó và CĐM không phải ai cũng là con nít.

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định 7 trường hợp được phép bắt người gồm:

1. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

  • Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

2. Bắt người phạm tội quả tang

- Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

- Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Bắt người đang bị truy nã

- Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

4. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

- Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

- Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Lưu ý: Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

5. Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ

6. Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ

7. Bắt người bị dẫn độ

Đối với 3 trường hợp này lưu ý phải:

- Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;

- Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

Đấy, tôi đã trình bày 7 trường hợp được phép bắt người. Quay ngược lại vụ HVC, căn bản em không thuộc 7 trường hợp trên cũng không phạm pháp hay mắc tội gì để mà “không xin lỗi sẽ bị công an bắt ngay”. Có chăng là cơ quan công an mời em lên để lấy lời khai cung cấp thông tin truy ra người đã làm lộ các đoạn tin nhắn tràn lan trên mạng.

Hiện tại đoạn phỏng vấn giữa quản lý HVC về vấn đề này vẫn được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.600 
Việc làm mới nhất